ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 22-9-23 11:42:08

“Nóng” chuyện sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Hàng năm, thời điểm sắp vào mùa mưa bão, địa bàn các huyện: Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển… là những nơi “nóng” về tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Chỉ riêng hai huyện Ðầm Dơi và Năm Căn trong mấy ngày qua đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, rất may không có thiệt hại về người.

Ngay sau khi sạt lở xảy ra, lãnh đạo huyện cùng chính quyền địa phương đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống; cũng như tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại do sạt lở, giúp bà con vượt qua khó khăn trước mắt. Ðồng thời, huyện chỉ đạo chính quyền địa phương kiểm tra những địa điểm có nguy cơ sạt lở, báo cáo lên cấp trên kịp thời xử lý, nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản.

Báo Cà Mau ghi nhận một số vụ sạt lở trong những ngày qua.

Nhiều cơ sở sản xuất tôm giống khu vực ngang chợ Vàm Ðầm thuộc ấp Nhà Luận, xã Tam Giang phải di dời vì sạt lở.

Vụ sạt lở đất nghiêm trọng dài hơn 16 m tại ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi đã làm hư hỏng một phần tuyến lộ ô tô từ xã Tân Tiến về xã Nguyễn Huân, vào ngày 22/5. (Trong ảnh: Lãnh đạo huyện kiểm tra hiện trường và chỉ đạo chính quyền địa phương làm rào chắn cảnh báo, đồng thời báo cáo cấp trên kịp thời xử lý).

Cách đây vài ngày, đoạn đường trên phần đất của hộ ông Võ Văn Chương dọc kênh Trưởng Ðạo (xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi) đã sạt lở gần 10 m. Ngay sau đó, chính quyền địa phương vận động bà con hỗ trợ đưa phương tiện cơ giới khắc phục hậu quả, phục vụ lưu thông tạm thời.

Khu vực ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn là một trong những điểm thường xuyên bị sạt lở. Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.

Phần đất của Cây xăng Công Ðoàn tại ấp Hố Gùi, xã Tam Giang, huyện Năm Căn bị sạt lở hơn 10 m, đến sát cửa hàng kinh doanh xăng dầu, rất nguy hiểm.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Nghề đặc trưng ở Hòn Chuối

Hòn Chuối nằm cách đất liền 18 hải lý về hướng Tây Nam (tính từ cửa Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời). Ngoài nghề đánh bắt hải sản, người dân ở Hòn Chuối, thị trấn Sông Ðốc và các tỉnh lân cận đã tận dụng mặt nước ven cụm đảo nuôi cá bớp lồng bè, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân.

Làng khô phố biển

(CMO) Cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) là cửa biển sầm uất của tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có lượng lớn tàu biển khai thác, mang về nguồn thuỷ hải sản dồi dào.

Sức sống trò chơi dân gian

(CMO) Trò chơi dân gian là loại hình nghệ thuật độc đáo, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động thời xa xưa; là cách giải trí thường ngày và trong các lễ hội, nhằm xua tan vất vả, cực nhọc trong lao động.

Bức tranh quê lúa

(CMO) Huyện Trần Văn Thời là vùng duyên hải nằm ở phía Tây của tỉnh. Nơi đây nổi tiếng với cụm hòn Ðá Bạc, Hòn Chuối, Vườn Quốc gia U Minh Hạ... Không những thế, đây còn là vùng nguyên liệu lúa lớn nhất tỉnh, mỗi năm lúa vàng đồng từ 2-3 vụ, đem lại cuộc sống no ấm cho nhà nông. Những ngày tháng 8, vào mùa thu hoạch, những cánh đồng lúa vùng ngọt hoá: Khánh Bình, Trần Hợi, Khánh Bình Tây... chín vàng, đẹp như một bức tranh.

Dấu ấn thời chống Pháp

(CMO) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Cà Mau đã nhất tề đứng lên, biến phố thị, đình, chùa, nhà dân, rừng tràm, rừng đước thành căn cứ cách mạng.

Xuôi dòng kênh xáng Lương Thế Trân

(CMO) Sau giải phóng, nhằm cải tạo đất phèn, nhất là thực hiện chủ trương chuyển đổi canh tác từ 1 vụ lúa mùa dài ngày sang 2 vụ lúa ngắn ngày, chủ động điều tiết nước ở huyện Cái Nước và một phần của thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau), kênh xáng mang tên người Anh hùng Lương Thế Trân ra đời.

Hàng rào “2 trong 1”

(CMO) Trước thực trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị sở, ngành cấp tỉnh phối hợp UBND các huyện khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp phòng chống sạt lở theo tuyến đê, sông ngòi, kênh rạch.

“Xóm chem chép”

(CMO) Ở xứ Ông Ðơn (ấp Phú Quý), Kênh Ba (ấp Cái Ngay), xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, có hàng chục hộ sống thành xóm, chuyên nghề săn bắt các loài nhuyễn thể, đặc biệt là con chem chép. Vào con nước ròng bỏ bãi, hàng chục người cùng vỏ lãi composite mang theo cơm nước, xẻng, vá, cần móc... chia nhau vào từng khu vực ven sông, rạch chờ nước ròng để bắt chem chép.

Ðột phá tăng vụ

(CMO) Mô hình lúa - tôm càng xanh đã không còn xa lạ, tuy nhiên, trên cùng diện tích mà 1 năm nuôi được 4 vụ tôm càng xanh như ông Trần Văn Bình (ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình) là rất đáng nể. Bởi theo ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Bạch Ðông, đa phần người dân nuôi 1 vụ tôm càng xanh/năm, có hộ nuôi thêm đợt trái vụ là tối đa 2 vụ/năm. Riêng ông Bình nuôi thành công 4 vụ/năm, duy trì hiệu quả từ năm 2022 đến nay. Ðặc biệt, trong đó có đến 3 vụ thu hoạch trái vụ, giúp gia đình bán tôm giá cao.

Bệnh viện Ða khoa Cà Mau làm chủ kỹ thuật được chuyển giao

(CMO) Mỗi năm, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau phẫu thuật khoảng 80 ca thay khớp háng bán phần và trên 100 ca thay khớp háng toàn phần.