ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 22-9-23 10:49:37

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài cuối: Cơ hội cho sự phát triển

Báo Cà Mau (CMO) Việc Việt Nam bị EC cảnh báo thẻ vàng đã tác động lớn đến hoạt động khai thác, xuất khẩu hải sản cũng như đời sống kinh tế của ngư dân. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản phát triển theo hướng hiện đại hơn khi được đầu tư, khai thác theo hướng bền vững và hội nhập.

Ngành chức năng tiếp tục rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty có bến nhà, bãi ngang đủ điều kiện công bố mở cảng cá và đề nghị cấp thẩm quyền công bố, chỉ định.

Hệ luỵ trước mắt

Hệ luỵ trước mắt của thẻ vàng đã thể hiện rõ khi mà giá trị xuất khẩu của mặt hàng đánh bắt hải sản giảm, nếu bị áp dụng thẻ đỏ, lệnh cấm thương mại sẽ được áp dụng hoàn toàn đối với các sản phẩm thuỷ sản khai thác. Ðiều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không thể xuất khẩu được hải sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì năm 2022, ước tính xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt trên 1,4 tỷ USD, trong đó hải sản khoảng 420 triệu USD. Vậy, nếu như thẻ vàng không được gỡ bỏ hoặc trong tình huống tệ hơn Việt Nam bị EC áp dụng thẻ đỏ, hải sản của Việt Nam không được xuất khẩu vào EU, kéo theo sự kiểm soát chặt chẽ hơn của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật... thì hàng trăm triệu đô xuất khẩu hải sản sẽ bị thiệt hại trong năm bị áp dụng thẻ đó. Ðiều này ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Cà Mau. Ngư dân cũng đối diện với tình trạng khai thác được sản lượng nhưng không có thị trường tiêu thụ. Một khi EU cấm hải sản của Việt Nam thì các thị trường lớn khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bà Lê Cẩm Tú, Khóm 5, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, nói: “Các mặt hàng mà cơ sở khai thác, thu mua đa phần là phục vụ xuất khẩu nên chúng tôi cũng rất muốn Việt Nam sớm khắc phục được thẻ vàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt hơn”.

Việc sớm khắc phục thẻ vàng được các ngành và địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ cảnh báo thẻ vàng của Uỷ ban châu Âu. Ngành chức năng cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất bến, cập bến của tàu cá, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. Ðặc biệt trong đó là tuyên truyền, triển khai Luật Thuỷ sản.

Luật Thuỷ sản 2017 có nhiều điểm mới, phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là trong bối cảnh chúng ta bị EC cảnh báo thẻ vàng. Nội dung luật quy định cụ thể về những hành vi được coi là khai thác thuỷ sản bất hợp pháp.

Việc tuân thủ Luật Thuỷ sản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện của EC về chống khai thác IUU cũng là một trong những tiền đề quan trọng giúp chúng ta hiện đại hoá nghề khai thác phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ hội lâu dài

Có thể nói, việc Uỷ ban châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo thẻ vàng với các khuyến nghị Việt Nam khắc phục về đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU) đối với ngành khai thác hải sản Việt Nam đã tác động, làm thay đổi cách nhìn của các cấp, ngành, chính quyền các địa phương cả nước về khai thác hải sản.

Mặc dù Việt Nam bị cảnh báo thẻ vàng đã gây nhiều khó khăn về các mặt của hoạt động khai thác, xuất khẩu thuỷ hải sản… nhưng đây cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản được quản lý chặt chẽ hơn, theo hướng hiện đại hơn. Ðiển hình một số nước trong khu vực cũng đã từng bị “rút thẻ vàng” và khi họ khắc phục thành công thì nghề khải thác hải sản của họ cũng bắt đầu phát triển vược bậc theo hướng công nghệp, hiện đại.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Mặc dù thẻ vàng của EC đã tác động rất lớn đến ngành khai thác thuỷ sản, nhưng việc này cũng đã tác động tích cực đến ý thức chấp hành các quy định về khai thác thuỷ sản của phần lớn ngư dân. Ðồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cũng tiếp cận được phương thức quản lý thuỷ sản hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển thuỷ sản bền vững và hội nhập quốc tế. Từ một nghề cá nhỏ lẻ, theo hướng tiếp cận mở, các cơ quan quản lý của tỉnh đang dần quản lý theo hướng có kiểm soát đầu vào, đầu ra và quản lý dựa trên tiếp cận với hệ sinh thái. Có thể nói đây là xu thế tất yếu trong phát triển và cũng là thách thức, cơ hội cho nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm trong thời gian tới”.

Khắc phục thẻ vàng không phải là đối phó với EC, mà còn là cơ hội để nghề khai thác được đầu tư, quản lý và phát triển hiện đại, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Cà Mau quyết tâm khắc phục thành công thẻ vàng và đưa nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn.

Khắc phục thẻ vàng không phải là đối phó với EC, mà còn là cơ hội để nghề khai thác được đầu tư, quản lý và phát triển hiện đại, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

 

Nhiều giải pháp đã và đang được ngành chức năng đưa ra, triển khai quyết liệt. Công tác thông tin, tuyên truyền về chống khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức của người dân góp phần gỡ thẻ vàng của EC được tăng cường; trong đó đặc biệt chú ý đến tuyên truyền quy định về tàu cá cập, rời cảng cá chỉ định và ghi, nộp nhật ký khai thác, chuyển tải, lồng ghép hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng ghi nhật ký khai thác, chuyển tải theo đúng quy định. Giao trách nhiệm cấp xã là lực lượng chính trong quản lý, giáo dục, tuyên truyền người dân, có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tiếp tục rà soát, thống kê đội tàu cá của địa phương, nhập dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia theo quy định; thực hiện đúng hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản; phấn đấu hoàn thành việc cấp giấy phép khai thác thuỷ sản, đăng ký, đăng kiểm đạt hiệu quả cao nhất; đồng thời thực hiện việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thuỷ sản bốc dỡ qua cảng đúng theo quy định.

Ông Phan Hoàng Vũ cho biết: “Ngành chức năng tiếp tục rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty có bến nhà, bãi ngang đủ điều kiện công bố mở cảng cá và đề nghị cấp thẩm quyền công bố, chỉ định. Tăng cường mở các đợt cao điểm, có sự phối hợp, tham gia tích cực liên ngành, liên tỉnh trong công tác tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm các quy định về khai thác IUU. Hiện tại tỉnh Cà Mau đã ký kết phối hợp tuần tra chung các lực lượng tỉnh Cà Mau - Kiên Giang (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân - Hải đoàn Biên phòng 28 - Chi cục Kiểm ngư Vùng 5...) nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các vùng biển”.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng tham mưu mở chuyên án về IUU nhằm đảm bảo điều kiện, cơ sở thực hiện các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu trong điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm, nhất là đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tăng cường điều tra, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm. Xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cho đến nay, Cà Mau đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động này. Kết quả chống khai thác IUU của tỉnh Cà Mau đến ngày 30/9/2022 cho thấy công tác quản lý tàu cá được thực hiện đúng theo quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản và tiêu chí đặc thù của địa phương về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá. Ðã kiểm soát 11.560 lượt tàu cá cập, rời cảng; sản lượng thuỷ sản qua cảng 28.625 tấn; thu 5.625 nhật ký; cấp 204 biên nhận cho 3.000 tấn thuỷ sản. Tại 2 cảng cá chỉ định (Sông Ðốc và Rạch Gốc) đã tiến hành kiểm tra 100% tàu cá cập, rời cảng cá chỉ định với 11.560 lượt tàu; lập biên bản nhắc nhở 175 tàu cá và yêu cầu chủ tàu cam kết khai thác thuỷ sản theo đúng quy định của pháp luật.

“Hoạt động chống khai thác IUU của tỉnh Cà Mau đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về công tác truyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm”, ông Phan Hoàng Vũ đánh giá.

Với quyết tâm khắc phục thành công thẻ vàng, Cà Mau cũng đang đứng trước một cơ hội lớn khi đưa ngành khai thác hải sản vào khuôn khổ, quản lý chặt chẽ, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, qua đó tiếp tục đầu tư hoàn thiện cho nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển. Một lần nữa dẫn lại lời Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ: “Từ một nghề cá nhỏ lẻ, theo hướng tiếp cận mở, các cơ quan quản lý của tỉnh đang dần quản lý theo hướng có kiểm soát đầu vào, đầu ra và quản lý dựa trên tiếp cận với hệ sinh thái. Có thể nói đây là xu thế tất yếu trong phát triển và cũng là thách thức, cơ hội cho một nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm trong thời gian tới”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Nghị định mở đường cho hoạt động ở cơ sở

Kể từ ngày 1/8/2023, Nghị định số 33/2023 về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành. Từ đó, HÐND tỉnh Cà Mau sẽ hiện thực hoá bằng những nghị quyết cụ thể theo tình hình thực tế tại địa phương. Ðây là điều kiện để cải thiện, nâng cao chế độ, chính sách cho cán bộ cơ sở, nhất là thu hút và sử dụng nguồn nhân lực này.

Dân quân tự vệ rộng khắp - vững mạnh - Bài cuối: Gắn bó máu thịt với dân

(CMO) Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) còn tích cực phát triển kinh tế, hỗ trợ người dân trong sản xuất, luôn là lực lượng có mặt kịp thời mỗi khi Nhân dân cần.

Dân quân tự vệ rộng khắp - vững mạnh

(CMO) Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong thời bình, DQTV là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác. Ðồng thời, phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, DQTV phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Nỗi niềm y tế cơ sở - Bài cuối: Giải "bài toán" khó

(CMO) “Do không có kinh phí bảo trì, bảo dưỡng từ các dự án, nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế trong nhiều năm qua, nhất là 2 năm vừa qua tỉnh Cà Mau tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, nên việc đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị ngành y rất hạn chế”, Bác sĩ Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, trao đổi cùng phóng viên báo Cà Mau.

Nỗi niềm y tế cơ sở

(CMO) Hiện tại, hầu hết trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khoẻ ngay tại tuyến xã hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do tình trạng cơ sở vật chất đã xuống cấp, thiết bị hư hỏng, cần được thay mới. Các trạm y tế đã báo cáo thực trạng, cũng như kiến nghị, đề xuất xin được cấp mới thiết bị nhưng ngành chức năng vẫn chưa đáp ứng được.

Những người mở đường - Bài cuối: Xóm “nhà không cửa” đỏ lửa làng nghề

(CMO) Ngay phía trước cổng Khu Du lịch Mũi Cà Mau, du khách thường chọn ghé dãy hàng quán tươm tất, bày đầy ắp các đặc sản địa phương. Cách đây chưa bao lâu, nơi đây chính là một phần của xóm “nhà không cửa”, nét văn hoá thời mở đất, lập làng mà nhiều người đã được nghe hoặc biết đến. Còn người tại chỗ hay gọi đó là “khu 67 hộ”, nay là khu tái định cư gắn với việc sắp xếp, phát triển làng nghề truyền thống để ổn định sinh kế, phát triển du lịch.

Những người mở đường - Bài 2: Bí thư chi bộ tiên phong

(CMO) Từ một làng xóm heo hút, ấp Cồn Mũi giờ đây đã trở thành lựa chọn không thể bỏ qua của du khách, khi muốn trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Mũi Cà Mau. Chính Bí thư Chi bộ ấp Cồn Mũi là người "mở đường" cho loại hình du lịch mới trên vùng đất này.

Những người mở đường

(CMO) Nếu so với cách đây khoảng 10 năm, du lịch Mũi Cà Mau đã có cuộc “lột xác” đầy ấn tượng. Cái khác biệt không chỉ đến từ các công trình mới, các sản phẩm du lịch mới, mà đến từ tâm thế và cách thức làm du lịch của cư dân. Du lịch với bà con nơi đây không đơn thuần là nghề mưu sinh, là “cần câu cơm”, mà là sự tự hào, trân quý và hàm ơn với thiên nhiên. Ở đó, có những đảng viên đã đồng hành, gắn bó, tiên phong cống hiến tâm huyết, trí tuệ và niềm đam mê để gìn giữ, lan toả những giá trị riêng có của du lịch Mũi Cà Mau.

Nghệ thuật cải lương đổi mới để phát triển - Bài cuối: Bắt nhịp công nghệ giải trí online

(CMO) Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình giải trí, chính nghệ thuật cải lương và những nghệ sĩ cũng phải thay đổi cách làm, cách thể hiện, cách quảng bá... để bắt kịp nhịp sống số.

Nghệ thuật cải lương đổi mới để phát triển - Bài 2: Câu chuyện “khát” và "giữ chân" nghệ sĩ

(CMO) Ðể giữ lửa cho nghệ thuật cải lương, điều cốt yếu chính là nguồn nhân lực. Thế nhưng, công tác đào tạo và giữ chân những nghệ sĩ trẻ tại Ðoàn Cải lương Hương Tràm (Ðoàn Hương Tràm) đang gặp vô vàn khó khăn.