ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 22-9-23 11:09:26

Cảnh giác chiêu lừa đảo bằng Deepfake

Báo Cà Mau (CMO) Cơ quan công an cảnh báo đến người dân về hình thức lừa đảo bằng công nghệ Deepfake (sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác). Ðây là phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất tinh vi và mới xuất hiện trên không gian mạng.

Dễ dụ người cả tin

Thủ đoạn lừa đảo nhờ vào Deepfake đang ngày càng lan nhanh và có dấu hiệu gia tăng. Bởi nó dễ sử dụng và có thể lừa được lòng tin của nhiều đối tượng nhẹ dạ, nhất là phụ nữ và người lớn tuổi.

Deepfake có thể sao chép hình ảnh, âm thanh như thật và rất nhanh. (Ảnh minh hoạ)

Thời gian qua, có nhiều trường hợp bị lừa gây hoang mang dư luận mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin. Ðiển hình như câu chuyện của chị N.T.T.H ngụ tại Thanh Trì, Hà Nội. Chị nhận được tin nhắn của anh trai ruột đang sinh sống ở Úc qua Facebook đề nghị chuyển số tiền 17 triệu đồng. Sau khi nhắn tin, tài khoản này còn gọi video call qua Facebook với thời lượng khoảng 8-10 giây nhằm tạo lòng tin với chị N.T.T.H. Trong cuộc gọi, hình ảnh của anh trai chị H hiện lên và nói chuyện cùng, nhưng không thực sự sắc nét. May mắn là chị nhận ra chủ tài khoản ngân hàng là của một người khác chứ không phải anh trai mình, nên đã gọi điện thoại trực tiếp để xác minh thì được biết anh trai chị vừa bị hack Facebook.

Tại Cà Mau, chị T.H.H ở Khóm 5, Phường 8, TP Cà Mau, cũng bị chiêu lừa tương tự. Chị H nhận được cuộc gọi video call từ con gái du học ở Mỹ và yêu cầu chị chuyển tiền sinh hoạt phí, vì lỡ phải chi tiêu cho việc đi dã ngoại và làm bài nhóm. Chị H nói thấy mặt con hôm nay hơi mờ và có gì đó không ổn thì bên kia trả lời là đang ở vùng nông thôn nên sóng yếu. Tuy nhiên, chị đã gọi điện cho bạn cùng du học và ở cùng nhà với con gái thì mới biết không hề có chuyện con gái chị gọi cho mẹ xin tiền, vì cô đang trong kỳ kiểm tra nên học hành khá căng thẳng, hạn chế dùng mạng xã hội và không hay bản thân bị hack trang cá nhân.

Từ đó cho thấy, chiêu thức lừa đảo này đã lên một tầm cao mới, giả mà như thật.

Cảnh giác để tránh bị lừa

Với Deepfake, chỉ cần mất 3 giây để sao chép hình ảnh, âm thanh của người thân chúng ta giống y như thật. Ðể thực hiện được các hình thức lừa đảo này, các đối tượng xấu sẽ thu thập thông tin, hình ảnh và video có giọng nói của người dùng được đăng tải công khai trên các trang mạng xã hội. Sau đó, nhóm đối tượng này sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo ra các video có sẵn để gọi về cho người thân của đối tượng được nhắm đến để vay tiền, hay giả làm con cái đang du học nước ngoài nhờ chuyển tiền để đóng học phí, hoặc giả những tình huống khẩn cấp như người thân gặp tai nạn, cần tiền gấp để cấp cứu.

Các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã đưa ra một số khuyến cáo giúp người dân dễ “nhận diện” trong bối cảnh thủ đoạn lừa đảo này đã và đang “nở rộ”, với nhiều biến tướng khó lường. Bằng mắt thường, chúng ta vẫn có thể nhận biết một số dấu hiệu của chiêu thức lừa đảo này như thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Bên cạnh đó, khuôn mặt của người gọi thường thiếu cảm xúc khi nói hay làm những động tác khá lúng túng, mất tự nhiên. Thêm nữa là màu da của nhân vật trong video cực kỳ bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí. Không chỉ phần hình ảnh mà âm thanh nghe cũng không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc, thậm chí không có tiếng.

Mọi người nâng cao cảnh giác với tất cả cuộc gọi hay tin nhắn có nội dung vay mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội. Ðể tránh bị lừa đảo và mất tiền oan, chúng ta nên cẩn thận kiểm tra thông tin tài khoản có đúng là người thân, bạn bè… của chúng ta hay không, bởi thông thường kẻ gian sẽ ngắt cuộc gọi giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu...

 

Lam Khánh

 

Trả giá vì “mua giấy phép lái xe giả”

Vừa qua, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với Mai Duy T (SN 1972, cư trú huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Xác minh một bé gái nghi bị bạo hành

Ngày 9/9, đại diện lãnh đạo UBND thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) cho biết, ngành chức năng địa phương đang tích cực vào cuộc xác minh vụ việc một bé gái 16 tuổi nghi bị bạo hành theo trình báo của người thân.

Truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Sáng ngày 8/9, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 9: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn I, từ năm 2021-2025.

Hình phạt thích đáng cho nhóm người hành hạ dã man bạn tàu

(CMO) Chiều 7/9, Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời kết thúc phiên toà xét xử hình sự sơ thẩm đối với Nguyễn Công Toàn, Đoàn Văn Tạc, Nguyễn Văn Tị, Nguyễn Văn Của và Sử Chí Tâm về tội “Hành hạ người khác” và “Cố ý gây thương tích”.

Xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa

(CMO) Thành phố Cà Mau là địa phương có số lượng doanh nghiệp lớn, với hơn 1.040 doanh nghiệp, hơn 25 ngàn lao động, trong đó có nhiều loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhân doanh chiếm 97,80%; doanh nghiệp FDI chiếm 0,28%; doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 66,85%. Số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở là 59.

Ðiểm tựa cho người nghèo

(CMO) Trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm được quyền lợi con người. Từ lâu, công tác TGPL đã trở thành điểm tựa về mặt pháp lý cho những người yếu thế, giúp họ đòi lại được công bằng trước pháp luật, đặc biệt là người nghèo.

Hiệu quả ưu đãi lao động đặc biệt

(CMO) Nhà nước luôn khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp (DN) tạo điều kiện để lao động nữ, lao động khuyết tật, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) có việc làm, phù hợp với trình độ, sức khoẻ, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Theo đó, người sử dụng lao động khuyết tật, lao động nữ, DTTS sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi phù hợp, vừa tạo điều kiện để cá nhân, DN hoạt động hiệu quả, mặt khác, giúp các đối tượng lao động yếu thế vươn lên trong cuộc sống.

Tiền trong tài khoản bỗng “bốc hơi”

(CMO) Không bị lừa đảo, cũng không ấn vào bất kỳ đường link lạ nào, càng không cung cấp mã bảo mật (OTP) cho ai, nhưng gần đây liên tiếp có nhiều người phản ánh việc tài khoản ngân hàng bỗng chốc mất sạch. Họ lo lắng đặt câu hỏi về tính năng an toàn và bảo mật của tài khoản ngân hàng, nhất là khi sử dụng ứng dụng app ngân hàng trên điện thoại.

Cơ hội mới "hậu xuất khẩu" lao động

(CMO) Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thanh niên chọn cách lập nghiệp bằng việc đăng ký xuất khẩu lao động (XKLÐ). Bên cạnh mong muốn tìm được công việc với mức thu nhập cao, những bạn trẻ này còn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, tay nghề, thành thạo ngoại ngữ... để có thể mở ra nhiều cơ hội mới cho bản thân sau khi trở về nước.

Bất an vì xe “cà tàng”

(CMO) Hình ảnh những chiếc xe máy, xe mô tô thiếu, mất rất nhiều bộ phận, khung sườn hoen gỉ (thường được gọi là xe “cà tàng”) vẫn hàng ngày lưu thông trên các tuyến đường, nhất là tại khu vực đô thị, đã không còn xa lạ với nhiều người. Ðây là loại xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, bởi hầu hết chúng đều đã bị tháo hoặc mất các bộ phận an toàn cần thiết để có thể lưu thông trên đường. Mặc dù lực lượng chức năng đã ra quân kiểm tra xử lý rất nhiều, nhưng việc giải quyết triệt để tình trạng này vẫn là vấn đề nan giải.