(CMO) Ngồi tựa trên ngôi nhà sắp bị biển nuốt chửng của mình, ông Thái Văn Thái, ấp Kinh Ðào Ðông, xã ...
(CMO) “Hạn hán, xâm nhập mặn” cụm từ đã trở thành nỗi trăn trở của chính quyền địa phương, nỗi ám ảnh của người dân, nhất là vùng ngọt trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm gần đây. Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn hiện tại và trong tương lai là bài toán đang cần lời giải.
(CMO) Mưa bão, triều cường, sạt lở đất ven sông, thời tiết nguy hiểm trên biển… đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh, bởi nó gây ra nhiều thiệt hại cả về tài sản và tính mạng của người dân.
(CMO) Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong dân là một trong những giải pháp quan trọng được thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời thực hiện để phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
(CMO) “Ven biển Đông không có hệ thống đê, nên tình hình sạt lở hiện đang diễn biến rất nghiêm trọng. Nếu không kịp thời có giải pháp trong đầu tư hệ thống kè bảo vệ bờ thì mỗi năm mất đi khoảng 200 ha”, ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTN tỉnh Cà Mau, thông tin.
(CMO) Chủ động ứng phó, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành, đó là tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước diễn biến của các kỳ triều cường những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.
(CMO) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường theo chiều hướng cực đoan là điều gần như ai cũng thấy. Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn… xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi ngày một rộng, với mức độ nguy hiểm mỗi lúc một gia tăng. Thiên tai thời gian qua đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về con người và kinh tế. Sau những đợt thiên tai, chính quyền các cấp và người dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để khắc phục hậu quả, thậm chí có những thiệt hại không thể khắc phục được.
(CMO) Vào mùa gió chướng, vùng biển Ðông Cà Mau từ Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi) đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) phải gánh chịu nhiều đợt triều cường với những trận sóng to, gió lớn làm nước biển dâng, gây sạt lở nghiêm trọng đến đất rừng phòng hộ ven biển.
(CMO) Thiên tai sẽ tập trung cao điểm trong tháng 10, tháng 11 và nửa đầu tháng 12/2021, đó là nhận định xu thế diễn biến thiên tai của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trong năm 2021 này. Trong khoảng thời gian này, nguy cơ bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng... có thể xảy ra liên tiếp.
(CMO) Giai đoạn 2011-2020, Cà Mau mất 4.950 ha đất rừng ven biển, nguyên nhân được cho là do tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (triều cường cao, thiên tai), làm cho tình hình sạt lở ven biển thêm diễn biến phức tạp, trải rộng từ Đông sang Tây.
(CMO) Cứ vào con nước trong các tháng cuối năm, triều cường lại lên cao. Không ngoài quy luật ấy, con nước triều những ngày đầu tháng 11 này, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh chạm mốc báo động 3 (1,5 m) gây ngập, nhất là các xã ven biển Ðông.
(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông trên địa bàn xã Việt Thắng (huyện Phú Tân) xảy ra ngày càng trầm trọng. Những đoạn lộ sụp lún rồi chia thành nhiều khúc, dù đã được làm bờ kè gia cố nhưng đất vẫn bị sạt lở, ăn sâu. Sạt lở luôn là nỗi trăn trở thường trực của người dân và chính quyền địa phương.
(CMO) Cùng với tất cả các ngư cụ, các vật dụng cần thiết khác cho chuyến ra biển đánh bắt cá cơm, chiếc áo phao, can dầu được ông Hai Khâm nhanh chóng và cẩn thận cho vào hộc đựng. "Giờ đây, nó là vật bất ly thân khi ra biển”, ông Hai Khâm chia sẻ.