Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Câu chuyện hôm nay

Ứng phó hạn và xâm nhập mặn

TIN MỚI NHẤT
  • 19.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

  • Liên tiếp bắt giữ tàu vận chuyển dầu trái phép

  • Phát triển bền vững đô thị Việt Nam

  • Ngành điện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

  • Đầu tư công nghệ: Đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics bứt phá

23/02/2022 05:48

(CMO) “Hạn hán, xâm nhập mặn” cụm từ đã trở thành nỗi trăn trở của chính quyền địa phương, nỗi ám ảnh của người dân, nhất là vùng ngọt trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm gần đây. Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn hiện tại và trong tương lai là bài toán đang cần lời giải.

Trong những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt diễn biến ngày càng phức tạp, tần suất xuất hiện dày hơn và ngày càng gay gắt hơn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực, bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông... Ðiển hình nhất khi nói về hệ luỵ mà tình hình hạn hán; xâm nhập mặn đã gây ra cho vùng ngọt trên địa bàn tỉnh là mùa khô 2015-2016 và 2019-2020.

Hệ thống cống dọc theo tuyến Tắc Thủ - Sông Ðốc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn mặn giữ ngọt, tiêu úng xổ phèn vùng ngọt hoá.

Không theo quy luật

Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, trong thời gian tới, tình hình hạn hán nói chung sẽ còn gay gắt hơn nữa do tác động của biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có giải pháp phòng, chống hợp lý.

Hạn hán, cùng với xâm nhập mặn vùng ngọt sâu nội đồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Thiệt hại do hạn hán gây ra trong mùa khô 2015-2016 đã làm thiệt hại gần 53.000 ha lúa, 158.000 ha nuôi thuỷ sản, 1.500 ha cây ăn trái và cây trồng khác; sụp, lún, lở đất, hư hỏng 112 km đường bê-tông, hơn 12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; tỉnh đã công bố thiên tai mức độ 1 trên lúa và mức độ 2 trên tôm nuôi. Ước thiệt hại về tài sản trên 1.400 tỷ đồng.

Ðúng 5 năm sau, trong mùa khô 2019-2020, hạn hán, xâm nhập mặn lại một lần nữa làm thiệt hại trên 20.000 ha lúa, hoa màu; hơn 16.000 ha nuôi thuỷ sản; gần 21.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; hơn 1.300 điểm thuộc các tuyến đường bê-tông bị sạt lở, sụt lún tổng chiều dài trên 42 km….

Thực tế cho thấy, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng giao thông, đê biển... trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, khu vực nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các vùng ngọt hoá thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Theo các thống kê về hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt, tần suất xuất hiện của hạn hán, xâm nhập mặn là vào khoảng 5 năm/lần (2009-2010; 2015-2016; 2019-2020) theo xu hướng ngày càng khốc liệt hơn, xâm nhập mặn sâu hơn, diễn biến gần nhất là đợt hạn hán mùa khô năm 2019-2020 vừa qua.

Tuy nhiên, mùa khô năm 2020-2021 đã ghi nhận đợt hạn hán trái với quy luật nêu trên, tuy đợt hạn hán này không nghiêm trọng bằng đợt hạn hán 2019-2020 nhưng cũng đã gây nhiều thiệt hại về sản xuất, sạt lở bờ sông, đặc biệt là lộ bê-tông. Ðợt hạn hán này cũng là dấu hiệu cảnh báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn không còn tuân theo các quy luật, ngày càng phức tạp, khó lường.

Chủ động từ sớm

Mùa khô năm 2021-2022 được dự báo không quá khắc nghiệt như năm 2015-2016 hay 2019-2020. Tuy nhiên, những năm gần đây, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai nói chung và hạn hán xâm nhập mặn nói riêng diễn biến rất phức tạp, khó lường, không theo quy luật. Do đó, chủ động ứng phó là giải pháp tốt nhất để giảm thiệt hại.

Trong vùng ngọt hoá thuộc địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau chủ yếu canh tác cây lúa, rau màu, cây ăn trái và nuôi thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, tất cả các loại cây trồng, vật nuôi này phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa nên khi xảy ra hạn hán sẽ dẫn đến thiếu nước, nguy cơ nhiễm mặn, phèn làm chết cây trồng, việc khắc phục hậu quả cũng sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền của hơn so với các vùng khác; trên 43.000 ha rừng có nguy cơ cháy rất cao, nhất là rừng tràm U Minh Hạ.

Lúa, cây trồng chủ đạo vùng ngọt hoá Trần Văn Thời, từng bị thiệt hại nặng nề do hạn hán mùa khô 2015-2016 và cả mùa khô 2019-2020.

Ðể hạn chế thiệt hại do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, thời gian qua, toàn bộ người dân trong tỉnh được các cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa phương hướng dẫn phương pháp sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ bản thân và hướng dẫn, khuyến cáo về lịch thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi. “Trong những năm gần đây, dù còn nhiều khó khăn về kinh phí nhưng các công trình phòng, chống hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt dần được đầu tư hoàn thiện đảm bảo chủ động trong việc ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết nước phục vụ sản xuất và phòng, cháy chữa cháy rừng”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Cà Mau, cho biết.

Theo thống kế, hiện toàn tỉnh có hơn 2.089 kênh thuỷ lợi từ kênh trục cho đến kênh cấp III với tổng chiều dài hơn 9.000 km. Hệ thống kênh các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu cấp nước, tiêu úng, xổ phèn phục vụ cho hơn 538.000 ha sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản của tỉnh.

Vấn đề cần giải quyết hiện nay là phải nạo vét hàng năm do các kênh bị sạt lở, bồi lắng, đảm bảo theo yêu cầu cấp thoát nước phục vụ sản xuất. Ðồng thời có cơ chế vận hành hợp lý hệ thống công trình thuỷ lợi để trữ nước mưa phục vụ công tác sản xuất, chống hạn vào mùa khô ở vùng ngọt hoá của tỉnh.


Toàn tỉnh có trên 30.000 lực lượng tại chỗ, được tập huấn thường xuyên, sẵn sàng huy động khi có hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra. Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 174 cống ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn triều và 18 trạm bơm điều tiết nước. Khi cần thiết toàn tỉnh huy động tại chỗ trên 3.000 phương tiện đường bộ và đường thuỷ; trên 15.000 trang thiết bị, máy móc các loại; trên 285.000 cơ số thuốc, vật tư y tế, hoá chất, hàng hoá dự trữ... đảm bảo yêu cầu hỗ trợ sản xuất, phục vụ sinh hoạt, xử lý môi trường và chăm sóc sức khoẻ cho người dân khi có hạn hán xảy ra.


 

Nguyễn Phú

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Khi nước sạch về vùng khô hạn

(CMO) Những năm qua, Cà Mau đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình, dự án đưa nước sạch về các vùng nông thôn ...

  • Giảm thiệt hại do thiên tai - Trách nhiệm của cộng đồng
  • Ðoàn kết ứng phó thiên tai
  • Mỗi năm, Cà Mau mất khoảng 200 ha đất rừng ven biển
  • Thích ứng rủi ro
Tin Nổi Bật

Phát triển bền vững đô thị Việt Nam

Rà soát quy hoạch một số tuyến đường trên địa bàn Phường 5

Sẽ kiến nghị Quốc hội chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ không chuyên trách ở cơ sở

Bước chuyển của dân vận khéo

Cà Mau kiến nghị Trung ương tiếp tục đầu tư hệ thống kè, đê biển

Nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Bạch Đằng nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Đẩy mạnh “Dân vận khéo” trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới

Đổi mới hoạt động HĐND, đặt cử tri ở vị trí trung tâm

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com