Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới

Trang chủ Chính trị - xã hội

Hiệu quả thanh toán số

TIN MỚI NHẤT
  • Khẩn trương, nghiêm túc làm việc sau nghỉ Tết

  • Từ 5/2/2023, thực hiện quy định mới về lệ phí đăng ký cư trú

  • Bác Sáu Dân trong lòng dân

  • Nối mạch đường quê

  • Dịp Tết, Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng

19/01/2023 05:50

(CMO) Qua 1 năm huyện Ngọc Hiển triển khai thí điểm mở tài khoản, mở điểm chấp nhận thanh toán, đã mang lại hiệu quả cho các cơ sở kinh doanh và người dân trên địa bàn. Tại các điểm chợ truyền thống, nhiều tiểu thương đã thực hiện mô hình chợ 4.0 không dùng tiền mặt để thanh toán. VNPT - Vinaphone Ngọc Hiển là một trong những đơn vị đã xây dựng các điểm nạp, rút tiền trong các điểm chợ, trang bị mã QR cho các tiểu thương để dễ dàng thanh toán với khách hàng.

Đến nay, huyện Ngọc Hiển phối hợp với VNPT - Vinaphone Ngọc Hiển mở tài khoản, mở điểm chấp nhận thanh toán điện tử cho 197 cơ sở, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp thay đổi hình thức thanh toán của người dân từ truyền thống sang thanh toán số hiện đại với nhiều tiện ích.

Ðến nay, huyện Ngọc Hiển đã triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt cho 85% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.

Ông Trần Văn Trinh, cửa hàng tạp hoá tại Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Việc thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán mới, ban đầu khách hàng còn bỡ ngỡ, chưa quen với việc thanh toán qua điện thoại, nhưng khi áp dụng được một thời gian thì khách hàng cũng đã quen và chọn thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Mặt khác, việc chuyển khoản cũng giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu và giúp cửa hàng chúng tôi kiểm soát được tiền hàng dễ dàng hơn”.

Ðể tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại, huyện Ngọc Hiển đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người dân từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử, đẩy mạnh mô hình chợ 4.0 bằng việc hướng dẫn các tiểu thương, khách hàng khi mua sắm hoặc đi chợ tải các app thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện các giao dịch được tiện lợi, nhanh chóng hơn. Qua đó, hình thành thói quen cho người dân và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số tại địa phương.

Hướng tới, huyện Ngọc Hiển sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình chợ 4.0 nhằm hỗ trợ chính quyền và người dân thực hiện xã hội số thông qua việc thanh toán trực tuyến, giảm thanh toán bằng tiền mặt tại các chợ truyền thống, giúp tiểu thương và người dân với công nghệ thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

“Trong cải cách hành chính của huyện Ngọc Hiển, khuyến khích bà con không sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán. Ðây được xem là bước đột phá của huyện. Cụ thể, đối với Công ty Ðiện lực huyện Ngọc Hiển, các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình trên địa bàn huyện tiếp nhận thanh toán bằng hoá đơn điện tử và đã có hơn 20 ngàn khách hàng sử dụng thanh toán trả tiền điện, nước bằng chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng”, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, chia sẻ.

Thống kê trên địa bàn huyện Ngọc Hiển hiện nay có hơn 500 cơ sở doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động ăn uống, du lịch đã thực hiện phương thức thanh toán chuyển khoản bằng điện tử; thực hiện quyết toán thuế, thanh toán thuế giao dịch bằng trực tuyến. Ðây là hình thức linh hoạt và nhanh chóng, tạo tiện ích cho cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động, giảm được thời gian, chi phí đi lại.

Ông Nguyễn Hoàng Hôn, chủ điểm du lịch, kinh doanh các mặt hàng ăn uống tại xã Ðất Mũi, cho biết: “Việc thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các hoá đơn bằng hình thức trực tuyến là hoàn toàn hợp lý. Tôi rất ủng hộ và đồng tình thực hiện chương trình này”.

Hiện nay, lãnh đạo huyện Ngọc Hiển đã và đang tiếp tục chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương thức làm việc, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc. Ðây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chính quyền huyện Ngọc Hiển./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bác Sáu Dân trong lòng dân

Mùa xuân phấn khởi

(CMO) Tiết xuân Quý Mão đã điểm! Trong nắng xuân rạo rực, ấm áp từng nhà, mai vàng khoe sắc thắm, vạn ...

  • Lợi thế phát triển đô thị
  • Xuân bên Mẹ
  • Nền hành chính kiến tạo, phục vụ
  • Kinh tế trên đà phục hồi và phát triển
Tin Nổi Bật

Khẩn trương, nghiêm túc làm việc sau nghỉ Tết

“Mắt biển”

Đất Mũi không xa

Kỳ tích xuất khẩu thuỷ sản

Kinh tế trên đà phục hồi và phát triển

“Cà Mau Niềm tin - Khát vọng"

Ðộng lực để Cà Mau bứt phá, vươn lên

Tết quê giữa phố

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo
  • Văn hoá

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com