Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Đời sống

Đời thợ lặn

TIN MỚI NHẤT
  • Biểu dương 41 cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác xã hội

  • Bản án 14 năm tù cho người vợ giết chồng dìm xác

  • Chủ tịch tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc

  • Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 1/5; nghỉ Lễ Quốc khánh 2023

  • Dự kiến năm 2023 giảm trên 420 biên chế

10/03/2023 05:47

(CMO) Ðợi ghe khoảng 15 phút, chúng tôi cùng nhóm thợ lặn bắt đầu hành trình lặn “thả” trên sông Rạch Ruộng, cách cửa biển thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, khoảng 2 cây số. Sau chuyến đi, nhiều câu chuyện xoay quanh nghề lặn và những người theo nghề hạ bạc này cũng được khơi gợi, chia sẻ.

Tay lái vững chắc, thông thuộc địa hình, giọng nói lanh lợi, ít ai biết rằng tuy mới 19 tuổi nhưng em Phạm Chí Ngoan đã biết lặn từ lúc 11 tuổi. Sinh ra và lớn lên ở thị trấn Sông Ðốc, từ nhỏ em theo cha đi lặn biển, trục vớt tàu, khai thác thuỷ sản…

Chí Ngoan là một trong số những thành viên của đội lặn ở thị trấn Sông Ðốc. Khu vực cầu trạm thu phí cũ ở thị trấn có một nhóm thợ lặn làm nghề rất lâu, nhà cạnh nhà, dần dần thành xóm thợ lặn. Nơi đây có hơn 10 thợ lặn, còn một số sống rải rác ở các nơi khác, ước tính khoảng 40 người theo nghề.

Thợ lặn trên sông Rạch Ruộng (thị trấn Sông Ðốc).

Ông Hồ Văn Cảnh (Tư Cảnh), thợ lặn có tiếng ở thị trấn Sông Ðốc, không chỉ lặn biển, còn trục vớt tàu, cạo thôn (cạo sinh vật biển bám vào vỏ tàu); sửa chữa chân vịt cho tàu biển… Năm nay ông Tư Cảnh 50 tuổi, do những tháng ngày lặn biển vất vả nên khuôn mặt ông lộ rõ vết hằn của thời gian. Hơn 30 năm làm nghề, bôn ba nhiều nơi, cái duyên với nghề lặn đã giúp ông có cuộc sống ổn định. 3 trong số 4 người con của ông cũng theo nghiệp lặn, còn người con gái theo chồng.

Ông Tư Cảnh trần tình: “Hồi năm 1990, vợ chồng tôi khổ lắm, chèo xuồng đi mua phế liệu để bán. Sau đó gặp được “cao nhân” chỉ cho nghề lặn. Lúc đầu cầm ống hơi trên ghe, từ từ mới biết lặn thành thục. Muốn theo nghề phải đầu tư ghe, máy nén khí, các phương tiện lặn… nên mất khoảng vài năm mới làm riêng được”.

Xóm thợ lặn chủ yếu đợi đến khi ghe vô, thường là hết con trăng, con nước, lúc đó có nhiều tàu thuyền cần cạo thôn, sửa chân vịt… Tháng cuối năm cũng là lúc vệ sinh tàu cá, tàu biển nhiều, nên công việc của cánh thợ lặn cũng bận rộn hơn. Tuỳ theo ghe, mỗi lần cạo thôn hay sửa chân vịt, chi phí sẽ khác nhau, bình quân từ 2 triệu đến 10 triệu đồng/ghe; khi trục vớt ghe chìm thì có giá vài chục triệu đồng trở lên...

Chì được thắt ở eo bụng, giúp thợ lặn dễ chìm trong lúc lặn.

Anh Trần Văn Cười (Sáu Cười), thị trấn Sông Ðốc, chia sẻ: “Thời điểm này ghe vô, mình làm không kịp luôn”.

Trở lại với hành trình trên sông Rạch Ruộng (thị trấn Sông Ðốc), chuyến này, 3 anh em đi lặn bắt sò huyết, các loại hải sản... được nhiều thì bán cho vựa, ít thì anh em chia nhau ăn. Anh Sáu Cười chỉ huy đội lặn trên sông, em Chí Ngoan đứng trên ghe điều chỉnh ống thở.

Anh Trần Quang Lập, thị trấn Sông Ðốc, giải thích: “Người cầm ống trên ghe đóng vai trò hết sức quan trọng, vì phải điều chỉnh ống, giúp thợ lặn không bị chéo ống thở. Khi có tàu thuyền đến thì phải thông báo tránh xa khu vực có thợ lặn và ra hiệu cho thợ lặn trở về ghe an toàn”.

Như ông Tư Cảnh, mọi công việc liên quan đến lặn ông đều làm được. Trong đời ông, trải qua nhiều lần trục vớt tàu, vớt 5 xác chết trôi, ông coi cái nghề lặn đã là cái nghiệp níu giữ. Ông Tư Cảnh hồi nhớ: “Mới cách đây khoảng 2 năm, lúc ấy Phó công an thị trấn Sông Ðốc điện thoại tôi từ sớm, nhờ lặn vớt 2 xác người dưới ghe chìm trên sông Rạch Ruộng. Chúng tôi chỉ lấy tiền cúng ghe, chứ không nhận tiền công. Anh em thợ lặn chúng tôi lặn vớt xác giống như làm từ thiện, cứu nạn cứu hộ trên biển”.

Nghề lặn cũng phải có một cái đầu lạnh và phải giữ được bình tĩnh để xử lý mọi sự cố trong lúc lặn; riêng việc vớt xác, đòi hỏi phải can đảm. “Cũng có khi gặp duyên, nhiều người vớt không được, đến khi mình xuống thì vớt được. Những lúc ấy, mình tiếp cận, cũng cầu xin người mất về nhà, về với gia đình để chôn cất cho ấm cúng; rồi mình nắm tay kéo xác lên mặt nước”, ông Tư Cảnh kể.

Chí Ngoan kể, cha em đã từng lặn ngoài biển trục vớt tàu, phải lặn thời gian dài nên sử dụng “chiêu cuối” là uống nước mắm để làm ấm cơ thể, nhưng theo các thợ lặn, uống nhiều sẽ tổn hại sức khoẻ về sau, nên dân thợ lặn ít khi sử dụng.

Nếu ai đã trót theo nghiệp lặn thì những hiểm nguy của nghề đều từng trải. “Có những tai nạn mình không đoán trước được, như: trong quá trình lặn bị va vào kim loại, trầy xước tay chân, đạp đinh… hay lúc kéo ghe để rút chân vịt, người trên ghe và người lặn dưới nước nếu không phối hợp ăn ý, dây của người lặn buộc dễ siết vào ngón tay, phải tháo khớp... Cũng có khi mình lặn dưới nước, chủ ghe không hay, “đề ba” máy chạy, may mắn là chỉ mới khởi động nên bị chân vịt chém nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng. Hay có những anh em đang bệnh, sốt, nhưng cố gắng làm, đến khi lặn sâu, bị nước ép cũng tử vong”, anh Nguyễn Văn Trắng (thị trấn Sông Ðốc), một thợ lặn giỏi, trầm ngâm.

Ở hòn Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cũng có khoảng 7 thợ lặn kỳ cựu, nhưng công việc không nhiều như ở thị trấn Sông Ðốc. Ngày thường đi giăng câu kiều, đặt lọp trên hòn, hay lặn bắt vòm, bắt ốc the, đục hàu… khi hay tin có ghe cần trục vớt, họ lại có mặt.

Ông Huỳnh Tuấn Kiệt (Hai Kiệt) là thợ lặn có tiếng ở hòn Ðá Bạc.

Ông Võ Lam Sơn, ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, cho biết: “Nghề này giống như “phó thác” cho biển khơi rồi, đam mê lắm mới theo được. Nhiều lúc lặn dưới ghe, nước chảy xiết, bị mấy con thôn cứa nát cơ thể, tay chân là chuyện bình thường. Chưa kể tháng Tết, thôn đóng nhiều, dày trên ghe, mình cạo cũng tốn nhiều công sức hơn”.

Ông Huỳnh Tuấn Kiệt (Hai Kiệt), xã Khánh Bình Tây, là thợ lặn có tuổi ở hòn Ðá Bạc. Ngày thường ông Hai đi thu mua hải sản, nuôi cá; đặt lọp cua đá, đến khi có “công chuyện”, ông lại có mặt kịp thời. Ông chia sẻ: “Lặn độ sâu hơn 4 m, có cảm giác nhức lỗ tai do áp lực của nước, bắt buộc mình phải có kỹ năng “khịt” khí cho ra tai mới lặn tiếp được”.

Thành quả sau một buổi lặn “thả”.

Là nghề hạ bạc, dù vất vả, đối mặt hiểm nguy chực chờ nơi đáy sông, biển khơi, nhưng nhiều thợ lặn vẫn bám nghề, giữ nghề, vì cuộc mưu sinh./.

 

Nhật Minh

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì một Cà Mau trong lành

Trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

(CMO) Ðối với nhân lực ngành y tế, đi đôi với trình độ chuyên môn được đào tạo thì kinh nghiệm trong ...

  • Mở hướng tương lai từ xuất khẩu lao động
  • Nâng cao nhận thức phòng, chống đuối nước trẻ em
  • Giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng
  • Nhọc nhằn nghề đóng cừ tràm
Tin Nổi Bật

Chủ tịch tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc

Khắc phục hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin và văn thư, lưu trữ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tòa án

Cà Mau phối hợp với Tổ chức Seafood Watch quảng bá ngành tôm sú Việt Nam tại Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với Trường Đại học Arizona

Bamboo Airways mở bán vé tuyến bay Hà Nội - Cà Mau từ ngày 17/3

Nhiều điểm mới cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Cà Mau

Đề án 939 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com