Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Đời sống

Học ngành phi công có khó?

TIN MỚI NHẤT
  • Ðộc đáo Tháp Bà Ponagar

  • Giáo dục truyền thống qua mô hình phục dựng

  • Làm bạn với sách

  • Áo bà ba định vị trong đời sống

  • Cà Mau ơi! - Nghề báo ơi

02/05/2023 05:13

(CMO) Trong xu hướng đào tạo nghề hiện tại, phi công là một trong những ngành nghề hấp dẫn nhiều bạn trẻ vì có thu nhập cao. Tuy nhiên, giới trẻ miền Tây lại chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với ngành nghề này.

Với sự phát triển hiện tại, Cảng Hàng không Cà Mau đang mong mỏi đón nhận những phi công người Cà Mau.

Học phi công cần điều gì?

Giới trẻ ngày nay không chỉ hướng tới ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, tính thẩm mỹ mà còn yêu chuộng hơn những nghề thoả mãn sự chinh phục và đòi hỏi tính tư duy cao. Một trong số đó, phi công luôn là giấc mơ muốn chinh phục của các bạn trẻ.

Vì phi công là một trong những nhu cầu luôn cần trong nền công nghiệp quốc phòng lẫn dân dụng nên đầu ra và khả năng tìm được việc làm luôn cao, với mức lương đáng mơ ước. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ, nhất là nam giới tại nhiều tỉnh mong muốn tìm cơ hội phát triển với ngành nghề này.

Bạn Trần Minh Nhựt, lớp 12D1, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Em thấy phi công là nghề có đặc thù riêng và đòi hỏi bản thân phải trau dồi nhiều thứ. Em có xem qua nhiều thông tin về nghề này và rất muốn học để trở thành phi công khám phá bầu trời Việt cùng nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hiện tại em vẫn chưa tìm được trường đào tạo phù hợp và phải xem học phí có đắt đỏ hay không”.

Bạn Nguyễn Tấn Phát, lớp 12A, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, tâm sự: “Phi công cũng là một trong những nghề mơ ước của nhiều bạn. Các bạn trẻ thích khám phá, có ngoại hình và có khả năng tiếng Anh tốt cũng nên thử. Lúc chọn nghề, em và một số bạn chơi cùng có tìm hiểu qua, thấy khá thích. Nếu gia đình đồng ý, em cũng muốn thử qua”.

Khác với các ngành nghề khác, nghề phi công có những đòi hỏi riêng. Học viên tham gia phải trong độ tuổi từ 18-35; tốt nghiệp THPT trở lên, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 trở lên. Nam phải từ 1,65 m trở lên và nữ phải từ 1,60 m trở lên. Bên cạnh đó, phải đạt tiêu chuẩn sức khoẻ loại 1 đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam.

Học viên phi công được đào tạo tại các khoá ngắn hạn. Khi được tuyển vào trường phi công, người học sẽ được huấn luyện cơ bản, huấn luyện lý thuyết nâng cao, huấn luyện kỹ năng bay sử dụng thiết bị.

Ở miền Tây có trường đào tạo phi công không?

Tại Việt Nam, nghề phi được đào tạo bởi một số trường thuộc các hãng bay. Ðiển hình một số trường nổi tiếng đang đào tạo nghề phi công như Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training), Trường Ðào tạo Nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup, Công ty Hàng không Tre Việt (Bamboo Airway), Stanford Aviation International Company (SAIC)...

Ðối với dân miền Tây, đa phần chọn địa điểm học gần với gia đình và thuận tiện việc đi lại hơn, nhiều bạn lựa chọn Trường Bay Việt (Trường Phi công Bay Việt), một trong những công ty con của Vietnam Airlines được thành lập từ năm 2008, theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, với sự tham gia của các cổ đông chính là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng không.

Chương trình tại đây được đào tạo 3 giai đoạn, bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP dài 24 tuần (trong nước), huấn luyện bay dài 44-52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu) và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC dài 3 tuần (trong nước). Chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại đây khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng.

Các trường đào tạo phi công Việt đều có phi công người Việt và người nước ngoài dày dạn kinh nghiệm giảng dạy.

Anh Bùi Thành Nhân, giáo viên hướng dẫn bay tại Trường Phi công Bay Việt, cho hay: “Hiện tại, mỗi năm Trường Phi công  Bay Việt mở đến 4-5 khoá và số lượng học viên cũng tương đối nhiều. Số lượng các bạn học viên đến từ ÐBSCL, nhất là miền Tây rất nhiều. Trong 15 năm hoạt động, trường cố gắng đưa chương trình đến với các bạn trẻ có đam mê với nghề bay hơn. Thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có học viên đến từ Cà Mau để cùng sải cánh trên bầu trời Việt Nam”.

Tuy có đầu ra và điều kiện làm việc cũng như phát triển nghề nghiệp cao, nhưng các học viên theo học nghề phi công nên cân nhắc học phí, vì tính sơ chi phí từ khi học tại Việt Nam đến tu nghiệp ở nước ngoài cũng từ 5-7 tỷ đồng. Chưa kể, nếu trong quá trình học bị gián đoạn thì không được bồi hoàn học phí như nhiều ngành khác. Giấc mơ bay trên bầu trời không quá khó, nhưng đòi hỏi sự rèn luyện mọi mặt và cả nền tảng vật chất từ gia đình của mỗi học viên./.

 

Lam Khánh - Hoàng Vũ

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phòng, chống đuối nước cho trẻ: Cần giải pháp đồng bộ

Bình nước miễn phí - mát lòng ngày nắng nóng

(CMO) Trong những ngày nắng nóng vừa qua, nhiệt độ vào buổi trưa dao động từ 35-38oC. Thời tiết oi bức ...

  • Hàng loạt công trình nước kém hiệu quả
  • Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động
  • Biến rác thải nhựa thành vốn khởi nghiệp
  • Tăng hiệu quả kết nối đào tạo với tuyển dụng
Tin Nổi Bật

Bám sát cơ sở để thực hiện nhiệm vụ

Ðổi rác thải nhựa lấy cây trồng

Tự hào gìn giữ màu xanh nơi cực Nam Tổ quốc

Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

Ðể kinh tế thuỷ sản thật sự là mũi nhọn

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B

Bàn giải pháp nâng cao Chỉ số PCI

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com