Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới

Trang chủ Đời sống

Ổn định cuộc sống ở khu tái định cư Lung Ranh

TIN MỚI NHẤT
  • Khẩn trương, nghiêm túc làm việc sau nghỉ Tết

  • Từ 5/2/2023, thực hiện quy định mới về lệ phí đăng ký cư trú

  • Bác Sáu Dân trong lòng dân

  • Nối mạch đường quê

  • Dịp Tết, Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng

16/11/2022 05:05

(CMO) Từ những người có đời sống khó khăn, sinh sống tại nhiều địa phương, nhất là vùng ven đê đầy sóng gió, họ đã có cuộc sống mới tại khu tái định cư Lung Ranh. Tuy không đất sản xuất nhưng nhờ cần cù, chịu khó vươn lên, một số hộ bám trụ khu tái định cư hiện đã có cuộc sống sung túc hơn.

Khu tái định cư Lung Ranh được xây dựng năm 2011, nằm ở Ấp 1, xã Khánh Hội, huyện U Minh. Nơi đây chủ yếu tập trung bà con đồng bào dân tộc Khmer từ các xã như: Khánh Hội, Khánh Hoà, Khánh Lâm và các hộ sinh sống ven khu vực rừng phòng hộ đê biển Tây. Mỗi hộ dân được cấp 30 m2 đất và hỗ trợ 20 triệu đồng xây dựng nhà ở. Khu tái định cư còn được đầu tư xây dựng các công trình công cộng như: đèn chiếu sáng, chợ, nguồn nước sạch sinh hoạt cho bà con... Ðặc biệt, trong khu tái định cư còn có điểm Trường Tiểu học Kim Ðồng với 2 cấp: mầm non và tiểu học (lớp 1 và lớp 2).

Theo địa phương, thời điểm đầu có 108 hộ được xét vào khu tái định cư, nhưng đến nay chỉ còn 77 hộ sinh sống. Có hộ vì cuộc sống đã rời đi các tỉnh khác lao động, có hộ ở lại chịu khó làm ăn nên cuộc sống ổn định hơn trước.

Quê ở xã Khánh Hoà, năm 2016, anh Danh Thanh Hưởng dời về sinh sống tại khu tái định cư Lung Ranh. Không đất sản xuất, anh bám nghề mua cua thịt. Nhờ chịu khó nên đến nay cuộc sống gia đình anh đã thoát nghèo, mấy tháng trước vợ chồng anh Hưởng xây dựng được căn nhà kiên cố, khang trang, trị giá hơn 300 triệu đồng.

Bên trong căn nhà mới đầy đủ tiện nghi, anh Hưởng chia sẻ: “Thời điểm đầu mới về khu tái định cư, tôi được hỗ trợ 20 triệu đồng cất đỡ căn nhà nhỏ. Về đây tuy có nhà ở ổn định nhưng không đất sản xuất, ai mà không chịu làm thì khó bám trụ được. Vợ chồng tôi quyết tâm đeo nghề cân cua, tích góp, tiết kiệm mới thoát được nghèo. Mong rằng sẽ có thêm các mô hình gia công để giúp bà con, nhất là phụ nữ nhàn rỗi có thêm việc làm, cải thiện thu nhập gia đình”.

Anh Trương Hoàng Minh, Phó trưởng Ấp 1, xã Khánh Hội, một trong những hộ dân được xét vào khu tái định cư Lung Ranh sinh sống. Từ khi về đây, anh Minh chạy xe ôm, vợ bán tạp hoá. Nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn còn nhiều, song niềm vui với gia đình anh Minh là không còn cảnh lo sợ như hồi sống ngoài ven đê. Ðặc biệt, từ khi về khu tái định cư Lung Ranh sinh sống, chuyện học hành của 2 đứa con anh cũng thuận lợi hơn, vì trong khu tái định cư có một điểm trường lẻ.

Tuy không có đất sản xuất nhưng gia đình anh Trương Hoàng Minh có cuộc sống tốt hơn từ khi về khu tái định cư Lung Ranh sinh sống.

Cuộc sống khởi sắc từng ngày từ khi về khu tái định cư Lung Ranh sinh sống, anh Minh phấn khởi: “Hồi trước ở ven đê tôi làm nghề chạy đò dọc, mà sống ở ngoài đó nguy hiểm lắm, mùa mưa bão cứ phập phồng lo. Con tôi đi học cũng xa trường. Từ khi về khu tái định cư, nhà cửa xây dựng ổn định, tôi chạy xe ôm, vợ bán tạp hoá. Nói chung vợ chồng tôi cũng quyết tâm, chịu khó làm ăn lắm mới có cuộc sống ổn định như hiện tại”.

Ông Nguyễn Duy Quân, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hội, cho biết: “Những năm qua, địa phương đã tranh thủ các nguồn vốn sản xuất, các nguồn xã hội hoá để hỗ trợ bà con nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trong khu tái định cư Lung Ranh. Các lớp dạy nghề như: dạy may, đan giỏ, hay chương trình hỗ trợ con giống chăn nuôi đã đến với bà con trong khu tái định cư. Từ sự trợ lực cùng sự chịu khó, cần cù, bà con dần biết tích luỹ để vươn lên thoát nghèo. Lúc các hộ vào khu tái định cư Lung Ranh sinh sống đều là hộ nghèo thì hiện tại nơi đây chỉ có 14 hộ nghèo”./.

 

An Kỳ

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nỗi niềm gửi đến người thân

Hoa xuân trên đất mặn

(CMO) Không ngại chinh phục đất khó, cùng với đam mê, kinh nghiệm tích luỹ từ nhiều năm, anh Phạm Ðắc ...

  • Phiên chợ yêu thương
  • Ðồng hành giảm nghèo
  • Bánh quê “lên ngôi”
  • Tâm tình bác sĩ tương lai
Tin Nổi Bật

Khẩn trương, nghiêm túc làm việc sau nghỉ Tết

“Mắt biển”

Đất Mũi không xa

Kỳ tích xuất khẩu thuỷ sản

Kinh tế trên đà phục hồi và phát triển

“Cà Mau Niềm tin - Khát vọng"

Ðộng lực để Cà Mau bứt phá, vươn lên

Tết quê giữa phố

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo
  • Văn hoá

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com