Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Giáo dục

Bảo vệ môi trường từ những Ngôi nhà 100 đồng

TIN MỚI NHẤT
  • Biểu dương 41 cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác xã hội

  • Bản án 14 năm tù cho người vợ giết chồng dìm xác

  • Chủ tịch tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc

  • Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 1/5; nghỉ Lễ Quốc khánh 2023

  • Dự kiến năm 2023 giảm trên 420 biên chế

31/01/2023 05:43

(CMO) Bên cạnh công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất cho học sinh, vài năm trở lại đây, nhiều điểm trường còn tích cực đi đầu trong phong trào thu gom, tái chế rác thải từ nhựa. Việc làm này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống, mà thông qua hành động nhỏ như phân loại rác còn giúp giáo viên và học sinh của trường nâng cao ý thức xử lý rác an toàn, đồng thời tạo ra những giá trị thiết thực.

Tại trường học, tần suất sử dụng đồ dùng từ nhựa, nhất là chai nước khá nhiều. Thay vì để chúng bị vứt đi lung tung ảnh hưởng tới môi trường sống hoặc tạo thành những mảng rác xấu xí, khó phân huỷ thì Ðoàn Thanh niên và Ðội Thiếu niên Trường THCS&THPT Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, kết hợp lập ra mô hình Ngôi nhà 100 đồng nhằm mục đích làm nơi chứa rác thải nhựa.

Việc thu gom và tập kết rác thải nhựa được thực hiện sau tiết cuối của buổi học, giúp khuôn viên các lớp, phòng học sạch sẽ và vệ sinh hơn.

Mô hình được phát động từ tháng 10/2022. Theo đó, Ngôi nhà 100 đồng được thiết kế chắc chắn trên nền khung sắt, rào lưới và phần mái lợp tôn với kích thước 1 m2, kinh phí trích từ quỹ Ðoàn - Ðội.

Hàng ngày, sau khi kết thúc buổi học, các lớp cử thành viên mang rác xuống và bỏ vào Ngôi nhà 100 đồng. Ðịnh kỳ sau 2 tuần, hoặc khi đầy rác sẽ bán phế liệu. Số tiền thu được sẽ dùng hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cô Lâm Thị Thuỳ Dương, Bí thư Ðoàn Trường THCS&THPT Khánh An, chia sẻ: “Lúc trước khi chưa có Ngôi nhà 100 đồng, đa phần rác tại trường sẽ được đào hố chôn, đốt hoặc bán phế liệu, nhưng vì công tác thu gom diễn ra không đồng loạt nên hiệu quả mang lại chưa cao. Ða phần giáo viên và học sinh rất quan tâm đến việc thu gom và phân loại rác; đặc biệt, thông qua mô hình, ý thức của mọi người đều được nâng lên. Nhiều học sinh trong quá trình đến lớp, hoặc tại nhà có đồ nhựa cũng mang góp vào Ngôi nhà 100 đồng. Các em hiểu rằng, càng thu gom được nhiều thì sẽ có nhiều bạn nghèo, khó khăn được giúp đỡ, đó cũng là cách để hỗ trợ nhau gián tiếp”.

Ðây không phải là lần đầu tiên trường cho ra mắt các phong trào liên quan đến thu gom, tái chế rác thải nhựa. Vào năm học 2021-2022, để tạo sinh khí thi đua giữa các khối, lớp, Ðoàn trường còn phát động nhiều cuộc thi chủ đề bảo vệ môi trường như: trang trí ghế đá, tái chế chai nhựa thành thùng đựng rác, thành vật dụng hữu ích để phục vụ cho sinh hoạt, trang trí khuôn viên thêm xanh. Sắp tới, trường còn thực hiện phong trào làm bồn cây bảo vệ, đây cũng là chuỗi hành động hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa.

Ðể có được kết quả như hiện tại, hàng ngày, các buổi lên lớp, chào cờ, sinh hoạt định kỳ, giáo viên chủ nhiệm, Ðoàn - Ðội trực tiếp tuyên truyền, nhắc nhở và gián tiếp thông báo qua hệ thống phát thanh học đường. Bên cạnh việc thu gom, để mang lại hiệu quả cao, thay vì sử dụng các loại chai nhựa, lon trong các buổi đến trường, họp hội, thì đổi sang dùng các bình, ly chịu nhiệt có thể tái sử dụng.

Thông điệp sống yêu thương và thân thiện với môi trường còn được thực hiện qua nhiều phong trào thi đua lấy màu xanh sự sống làm chủ đề. (Trong ảnh: Cuộc thi trang trí ghế đá của học sinh Trường THCS&THPT Khánh An).

Em Nguyễn Hạ Vy, lớp 10C4, hào hứng: “Thông qua tìm hiểu và được tuyên truyền, em hiểu được tầm quan trọng của việc tái chế rác thải nhựa trong đời sống hàng ngày. Tại trường, các phong trào bảo vệ môi trường liên tục được làm mới, thu hút sự tham gia của các bạn. Riêng em cũng rất tự hào vì số tiền từ Ngôi nhà 100 đồng mang lại phát huy được tính nhân văn, sẽ trao tặng cho những người thực sự cần, mặc dù hành động rất nhỏ và đơn giản nhưng ý nghĩa lớn”.

Còn đối với em Nguyễn Thị Thảo Nghi, lớp 10C1, em luôn thích sự ngăn nắp và gọn gàng. Thảo Nghi có thói quen làm các vật trang trí học tập, chậu hoa kiểng… tái chế từ nhựa. Nghi tâm đắc: “Không chỉ chai nhựa mà bọc ni lông, hộp xốp, đũa, muỗng sử dụng một lần, em cũng rất hạn chế sử dụng. Ðể giảm tần suất, thường em sẽ tự chủ động chuẩn bị hộp đựng thức ăn, bình giữ nhiệt khi đi học, hoặc khi quên em chọn cách ăn tại chỗ thay vì mua mang đi. Mỗi người sẽ có những biện pháp, cách riêng để sống và học tập, lao động thân thiện với môi trường, riêng em chọn những hành động nhỏ nhưng thiết thực nhất. Ngoài ra, cũng giúp tiết kiệm phần chi phí mua sắm không cần thiết, tự sử dụng đồ dùng do mình sáng tạo cũng khá thú vị”.

Tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, mô hình Ngôi nhà 100 đồng cũng đã được duy trì thực hiện suốt 3 năm qua. Thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trí Phải Tây, cho biết: “Ðối với cấp tiểu học, học sinh thường có thói quen làm theo những điều mà thầy cô, người lớn khuyến khích. Chính vì vậy, Ngôi nhà 100 đồng ra mắt giúp rất nhiều bạn nhỏ hiểu và tự giác thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. Ðịnh kỳ mỗi tháng nhà trường sẽ tiến hành tổng hợp cân ký, số tiền thu được từ 200-300 ngàn đồng/lần, đóng góp vào quỹ chung của đơn vị. Không chỉ có chai nhựa mà còn có cả giấy vụn, thùng giấy, lon… Tất cả các vật dụng có thể bán phế liệu, chúng tôi đều tập kết lại”.

Không chỉ lan toả trong các sở, ban, ngành mà phong trào thu gom, tái chế rác thải nhựa còn từng bước lan sâu rộng vào các điểm trường học, tạo ra những giá trị nhất định, truyền tải những thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội văn minh và thân thiện. Riêng học sinh có thể tiếp cận, trở thành những tuyên truyền viên giỏi để kết nối cộng đồng cùng hành động bảo vệ môi trường./.

 

Ngô Nhi

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những giờ chào cờ ý nghĩa

Cô học trò đa tài đoạt giải Nhất môn Ngữ văn toàn quốc

(CMO) Dáng người xinh xắn, nhanh nhẹn, mái tóc ngắn thể hiện sự cá tính, là những ấn tượng đầu tiên khi ...

  • Thầy giáo mầm non
  • Giáo dục kỹ năng chữa cháy cho học sinh
  • Sôi nổi phong trào “Nghìn việc tốt”
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên mầm non
Tin Nổi Bật

Chủ tịch tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc

Khắc phục hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin và văn thư, lưu trữ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tòa án

Cà Mau phối hợp với Tổ chức Seafood Watch quảng bá ngành tôm sú Việt Nam tại Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với Trường Đại học Arizona

Bamboo Airways mở bán vé tuyến bay Hà Nội - Cà Mau từ ngày 17/3

Nhiều điểm mới cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Cà Mau

Đề án 939 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com