Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Giáo dục

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

TIN MỚI NHẤT
  • Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu vận chuyển dầu trái phép

  • Ðộc đáo Tháp Bà Ponagar

  • Giáo dục truyền thống qua mô hình phục dựng

  • Làm bạn với sách

  • Áo bà ba định vị trong đời sống

16/05/2023 05:53

(CMO) Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Ngọc Hiển ứng dụng khá tốt công nghệ thông tin trong dạy và học cũng như quản trị nhà trường, tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và là đơn vị điển hình trong công tác này.

Phòng GD&ÐT huyện đã duy trì ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; sử dụng và khai thác tốt hệ thống Văn phòng điện tử iOffice trong hoạt động chuyên môn. 8/8 cán bộ, công chức sử dụng thường xuyên iOffice; có 4 người được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên.

Thầy Hồ Sỹ Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Bông Văn Dĩa, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ÐT huyện, công tác chuyển đổi số được nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là trong quản lý sổ sách; không dùng tiền mặt trong việc chi trả lương và các chế độ, chính sách… Việc ứng dụng chữ ký số vào công việc đã rút ngắn thời gian giải quyết các văn bản hành chính. Ðặc biệt là ứng dụng công nghệ trong công tác giảng dạy, giúp học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu bài”.

Thầy và trò Trường THCS Bông Văn Dĩa trong giờ học môn Tin học.

Em Lâm Chí Vĩnh, học sinh lớp 9A2, Trường THCS Bông Văn Dĩa, học sinh giỏi vòng tỉnh môn Tiếng Anh, chia sẻ: “Từ việc linh động của giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh bằng đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh…, em và các bạn đã giảm bớt áp lực đối với môn học khó này; ngược lại, việc tiếp thu càng nhanh, nhớ lâu”.

Cô Nguyễn Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Hiện nhà trường đầu tư mỗi lớp 1 ti vi để phục vụ công tác giảng dạy, đây là công cụ để các cô thoả sức sáng tạo bài giảng cho các con. Nhà trường cũng đã thành lập tổ để hướng dẫn phụ huynh sử dụng các app tiện ích để đóng học phí cho các con, không dùng tiền mặt trong thanh toán”.

Cô Nguyễn Thị Thuý Phượng, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Rạch Gốc, đã có hơn 7 năm gắn bó với các em nhỏ ở vùng quê này. Theo cô Phượng, từ khi có các công cụ công nghệ hỗ trợ giảng dạy, các cô đỡ tốn thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng cho các con, từ đó có thời gian nghiên cứu, sưu tầm các bài giảng điện tử, giúp các con dễ tiếp cận nhất.

Cô Nguyễn Thị Thuý Phượng, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, sử dụng màn hình kết nối với máy tính để giảng dạy cho các bé.

Phòng GD&ÐT huyện thường xuyên thực hiện trao đổi văn bản chuyên môn bằng đường Gmail, Zalo đến các trường trực thuộc. Ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; ứng dụng công nghệ thông tin trong ký duyệt hồ sơ, giáo án, học bạ…

Các nhiệm vụ trong kế hoạch năm được các đơn vị, trường học chủ động triển khai thực hiện tốt. Tuyên truyền công tác cải cách hành chính kịp thời đến cán bộ, viên chức, người lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính ngày một hiệu quả hơn, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến ngày càng cao, tất cả hồ sơ đều được giải quyết trước thời gian quy định cho cá nhân. Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, tác phong để thi hành công vụ. Thực hiện công khai minh bạch, niêm yết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ÐT.

Tuy nhiên, trong thực hiện chuyển đổi số còn gặp một số khó khăn. Theo ông Lê Xuân Hùng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ÐT huyện, phần mềm sử dụng ở các nhà trường chưa đồng bộ, cần có sự đồng nhất để liên kết dữ liệu thuận lợi hơn. Cụ thể, việc xuất file học bạ điện tử khi học sinh chuyển trường vẫn chưa được các trường ở tỉnh bạn chấp nhận, vô tình gây khó cho phụ huynh và học sinh./.

 

Phú Hữu

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giáo dục truyền thống qua mô hình phục dựng

Phát triển giáo dục mầm non trong tình hình mới

(CMO) Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; chất lượng chăm sóc ...

  • Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
  • Tăng tốc chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT
  • Giáo dục bảo vệ môi trường trong học đường
  • Đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh cho kỳ thi THPT
Tin Nổi Bật

Bám sát cơ sở để thực hiện nhiệm vụ

Ðổi rác thải nhựa lấy cây trồng

Tự hào gìn giữ màu xanh nơi cực Nam Tổ quốc

Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

Ðể kinh tế thuỷ sản thật sự là mũi nhọn

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B

Bàn giải pháp nâng cao Chỉ số PCI

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com