Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
(CMO) Khi tiết trời vào độ đông - xuân, đê biển Tây Cà Mau là điểm khám phá rất thú vị vào thời điểm ...
(CMO) Theo diễn thế tự nhiên, hệ sinh thái vùng đất cực Nam Tổ quốc đi từ ngọt - lợ đến mặn, trải dài từ Ðông sang Tây, tạo nên nét đặc thù riêng biệt, kéo theo tính đa dạng sinh học phong phú vào loại bậc nhất.
(CMO) Bức bình phong trong đình miếu được nhìn thấy khá phổ biến, ở đó tồn tại giá trị tâm linh, mang ý nghĩa che chắn những điều xấu; bảo vệ ngôi đình, chùa, miếu mạo… được bình yên, ngăn không cho các thế lực bên ngoài xâm lấn đến các vị thần.
(CMO) Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.527 ha, nằm trên địa bàn 4 xã: Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh) và Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Đây là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc 1 trong 3 vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, có hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng.
(CMO) Don là loài hải sản “độc quyền” của Sông Trà (tỉnh Quảng Ngãi), vì thế nghề cào don cũng chỉ có ở ven Sông Trà.
(CMO) Cũng như nhiều nơi khác trong khu vực ĐBSCL nói chung, vùng Bán đảo Cà Mau nói riêng, thời tiết chia thành hai mùa mưa, nắng rất rõ ràng. Kết thúc cái nắng tháng Ba chói chang, ruộng đồng nứt nẻ, chẳng bao lâu là mùa mưa về. Những ngày đầu mùa mưa người ta còn gọi là mùa sa mưa... Mấy hôm nay ở Cà Mau đã xuất hiện nhiều trận mưa lớn kèm theo sấm chớp liên hồi, báo hiệu mùa sa mưa đã về. Khi mùa sa mưa đến, thiên nhiên có sự thay đổi lạ thường. Sau những ngày tháng phơi mình dưới nắng, đồng ruộng phút chốc đã chuyển mình vươn dậy, tràn đầy sức sống sau khi đã hào phóng căng mình đón những trận mưa như trút nước. Đây cũng là thời điểm mà nông dân mặc tình "thu hoạch” vô vàn sản vật mà thiên nhiên ban tặng.
(CMO) Rừng U Minh Hạ nói chung, Vườn Quốc gia U Minh Hạ nói riêng có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và con người. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh trên đất than bùn là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã và nhiều loài thuỷ sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái, đặc biệt là thảm thực vật bèo rất độc đáo. Chúng có mặt hầu hết ở vùng ngập nước Vườn Quốc gia U Minh Hạ (khu sinh quyển thế giới).
(CMO) Ðường đi đến Hòn Ông Ngộ tương đối dễ. Chỉ cần bật Google Maps với điểm đến là Hòn Ðá Bạc, du khách sẽ dễ dàng di chuyển. Hay có thể đi theo lộ trình: bắt đầu từ TP Cà Mau đi thẳng về hướng Tây Nam theo cung đường du lịch, qua cầu Khánh An (nơi cách cầu không xa là Khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau nổi tiếng), đến Khu du lịch Vườn quốc gia Vồ Dơi, đi thẳng xuống địa danh cầu Co Xáng và tiếp tục di chuyển qua vùng hoa màu miệt Cơi 6B, rồi thẳng tiến đến ấp Kênh Hòn, qua cổng chào Hòn Ðá Bạc, tản bộ trên cây cầu nối liền giữa đảo và bờ có chiều dài trên 500 m là đến Hòn Ông Ngộ trong cụm Hòn Ðá Bạc.
(CMO) Lên Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) mùa này, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những cây hoa tớ dày (đào rừng) với vẻ đẹp thuần khiết, sắc hồng lung linh trong nắng xuân. Những chùm hoa đỏ hồng ở lưng chừng đồi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
(CMO) Khi thuỷ triều xuống, nước sông Tam Giang, Kênh 17 (Năm Căn) xuôi theo cửa biển Bồ Ðề làm đất dưới chân rừng phòng hộ ven biển và khu rừng đước Tam Giang lộ thiên, đây cũng là lúc người dân chuyên mưu sinh bằng nghề rừng kéo nhau săn bắt vọp, bán thu bạc trăm mỗi ngày.
(CMO) Dòng Mê Kông mang phù sa trôi về hạ nguồn ra biển, theo dòng hải lưu giữa Ðông và Tây (biển Ðông và Vịnh Thái Lan) đã tạo nên vùng đất ngập ven biển Mũi Cà Mau với hệ sinh thái cây mắm đi trước giữ bãi gây bồi, cây đước theo sau giữ đất gây rừng.