Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Năm tháng không quên

Khởi nghĩa Hòn Khoai trong tiến trình lịch sử cách mạng Cà Mau

TIN MỚI NHẤT
  • Biểu dương 41 cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác xã hội

  • Bản án 14 năm tù cho người vợ giết chồng dìm xác

  • Chủ tịch tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc

  • Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 1/5; nghỉ Lễ Quốc khánh 2023

  • Dự kiến năm 2023 giảm trên 420 biên chế

13/12/2022 04:18

(CMO) Cà Mau là vùng đất mới, lịch sử vài trăm năm nhưng lại có những nét văn hoá đặc trưng riêng có. Cách ứng xử của con người với thiên nhiên trù phú nhưng hoang vu, nê địa; những lưu dân cố kết, nương tựa lẫn nhau trong cuộc mưu sinh đã tạo nên tính cách đặc trưng của con người nơi đây: can đảm, kiên cường, thẳng thắn, phóng khoáng, hào hiệp và giàu ước mơ sáng tạo. Chính tư thế, cốt cách của những người chủ vùng đất này đã viết nên lịch sử, kiến tạo nên văn hoá Cà Mau. Năm 1930, khi màu cờ Ðảng tung bay lần đầu tiên trên xứ sở này, một trang sử mới, một thời đại mới mở ra: Cà Mau hào hùng, kiên trung, anh dũng, chiến đấu và chiến thắng giặc thù, thuỷ chung trọn vẹn với sự nghiệp cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh Hòn Khoai, nơi khắc ghi chiến tích vẻ vang, làm nên Ngày Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và dân, quân tỉnh nhà. Ảnh: LÊ NGUYỄN

Trở lại với cốt cách con người Cà Mau: trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn đứng về phía chính nghĩa, lẽ phải; thế nên, dù là đất mới nhưng thời đoạn nào cũng có hào kiệt. Năm 1871, xứ Cái Tàu (U Minh) có anh em Ðỗ Thừa Luông, Ðỗ Thừa Tự đã quy tụ nghĩa sĩ làm cuộc khởi nghĩa đứng lên chống Pháp. Khí phách cuộc khởi nghĩa lưu danh muôn thuở “Bình Tây sát tả, Việt Nam muôn năm”, “tận trung báo quốc, tận nghĩa vì dân”.

Cuộc đời nô lệ tăm tối, người Cà Mau nung nấu lòng yêu nước, chờ đợi thời cơ để đòi lại “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Mặt trời chân lý của thời đại đã chiếu rọi tới Cà Mau với sự ra đời của Ðảng, sự lãnh đạo thiên tài của Bác Hồ. Từ mốc son này, diễn trình lịch sử của Cà Mau gắn bó máu thịt với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của đất nước, với mục tiêu thiêng liêng nhất, cao quý nhất “không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Lịch sử đã chọn người anh hùng Phan Ngọc Hiển cho buổi đầu ươm mầm, gieo những hạt giống cách mạng trên đất Cà Mau. Người trí thức trẻ đã về nơi gần như xa xôi nhất của biển, rừng Cà Mau là Tân Ân - Rạch Gốc để thực hiện sứ mệnh ấy. Trong những lớp học, giờ đá banh, dưới gốc me lịch sử, giáo Hiển đã khơi dậy lòng yêu nước thương nòi, đem ánh sáng chân lý của Ðảng, của Bác Hồ, của sự nghiệp cách mạng toả rạng, thấm sâu vào xứ sở này. Bằng ngòi bút của một nhà báo, Phan Ngọc Hiển vạch trần những thủ đoạn hiểm độc của giặc Pháp, nỗi thống khổ cùng tận của người dân Tân Ân - Rạch Gốc. Thật đau đớn, người dân sống ở xứ rừng mà không có cây để cất chòi ở. Mạch nước ngọt ở Hòn Khoai, nguồn sống duy nhất của bà con trong mùa khô, bị các chúa đảo người Pháp chiếm đoạt làm của riêng với đủ các thủ đoạn ngăn cấm, đe doạ, bắt bớ, bạo lực.

Suốt từ năm 1932 cho đến cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai 1940, Phan Ngọc Hiển luôn là “linh hồn” của phong trào cách mạng vùng Năm Căn, trong đó có Rạch Gốc - Tân Ân. Ðây cũng là 1 trong 3 địa bàn trọng yếu để Cà Mau hoà vào khí thế cuồn cuộn của Khởi nghĩa Nam kỳ. Các nhà nghiên cứu lịch sử coi Khởi nghĩa Hòn Khoai là “phát súng cuối cùng của cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ”, tuy nhiên, đối với lịch sử cách mạng của Cà Mau, Khởi nghĩa Hòn khoai có một vị trí vô cùng đặc biệt, vô cùng quan trọng, một dấu son chói lọi mà ý nghĩa, giá trị của sự kiện này sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian, với đất và người Cà Mau.

Khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940 với sự lãnh đạo của Phan Ngọc Hiển diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, là lựa chọn của lịch sử. Pháp không thể ngờ rằng, tại một hòn đảo tiền tiêu biệt lập ở phía biển Tây - Nam cùng tận của Cà Mau lại được chọn làm điểm mở đầu cuộc khởi nghĩa. Và bởi, nếu lệnh tạm dừng khởi nghĩa của Xứ uỷ bằng cách nào đó đến được với Cà Mau, sẽ không có khoảnh khắc anh hùng Bông Văn Dĩa trao lệnh khởi nghĩa của Tỉnh uỷ đến tay Giáo Hiển, cũng sẽ không có cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai.

Khởi nghĩa Hòn Khoai là phát súng đầu tiên, trận đánh đầu tiên, thắng lợi to lớn đầu tiên trong lịch sử cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau. Lần đầu tiên, ta dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Ðảng bộ Cà Mau về tư tưởng chính trị, về lực lượng và tổ chức để lãnh đạo quần chúng tỉnh nhà đấu tranh cách mạng. Ðây cũng là sự kiện có tầm ảnh hưởng lâu dài, sự cổ vũ to lớn đối với toàn bộ phong trào cách mạng tỉnh nhà trong những giai đoạn kế tiếp.

Năm 1959, trong kháng chiến chống Mỹ, một lần nữa, Hòn Khoai được lựa chọn để mở đầu cao trào Ðồng khởi. Các đồng chí trong Chi bộ Hòn Khoai đã tuyên thệ dưới Ðảng kỳ, như khí thế của cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai năm nào với lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Việc tiêu diệt cứ điểm Hòn Khoai đã tạo ra cao trào cách mạng Ðồng khởi ở Cà Mau, dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh nhà, cả quê hương nhất tề nổi dậy diệt ác, phá kìm, công đồn với chiến công nối tiếp chiến công.

Cảm hứng lịch sử và thời đại của Khởi nghĩa Hòn Khoai còn được lưu truyền, lan toả bởi tinh thần bất khuất, kiên trung, anh dũng của 10 Anh hùng liệt sĩ làm nên cuộc khởi nghĩa. Trước họng súng của kẻ thù, Giáo Hiển giật vải bịt mắt, kêu gọi đồng bào tiếp tục đấu tranh, đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do:

- Ðả đảo thực dân Pháp!

- Ðông Dương độc lập muôn năm!

- Ðảng Cộng sản Ðông Dương muôn năm!

Lời Giáo Hiển trước pháp trường kẻ thù mãi mãi được ghi tạc vào lịch sử Cà Mau, trở thành khoảnh khắc bất diệt: “Người cộng sản coi cái chết rất bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để đấu tranh cho đồng bào được ấm no. Nhất định những người kế tiếp chúng tôi sẽ tiêu diệt thực dân Pháp! Nhất định nước Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập!”. Vâng! Ðất và người Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, viết tiếp những trang sử vàng của quê hương đúng như mong mỏi ấy của các vị anh hùng. Giáo Hiển quê không phải ở Cà Mau, nhưng cuộc đời ông, khí phách của ông, tinh thần của ông, anh linh của ông mãi mãi là máu thịt, là tài sản tinh thần vô giá của mảnh đất này.

Tranh: MINH TẤN

Từ mốc son Khởi nghĩa Hòn Khoai, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Năm 1945, Cà Mau giành chính quyền về tay Nhân dân trong mùa thu lịch sử. Năm 1946, Cà Mau với Mặt trận Tân Hưng kiên cường ngăn bước trở lại của giặc Pháp. Rồi kháng chiến 9 năm, Cà Mau cùng với Nam Bộ và cả nước kháng chiến, sự kiện chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã chứng kiến thất bại ê chề của thực dân Pháp ở Việt Nam. Cà Mau mở hội 200 ngày đêm tập kết thực hiện Hiệp định Giơnevơ. Cà Mau trở thành căn cứ địa cách mạng miền Nam, thành đồng Tổ quốc trong xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tại Cà Mau, Nghị quyết 15 của Ðảng do đồng chí Lê Duẩn chắp bút đã xoay chuyển cục diện chiến trường miền Nam, mở ra bước ngoặt chiến thắng giặc Mỹ và bè lũ tay sai.

Những chiến thắng vang dội ở Cà Mau đã được lưu danh sử sách: chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đánh thắng kẻ thù ở rừng tràm U Minh khi giặc 4 đợt mở chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, huy động cả máy bay B52, quân chủ lực, vũ khí tối tân, chất độc hoá học tham chiến. Phía rừng đước, người Cà Mau tiêu diệt “hạm đội nhỏ trên sông”, giáng cho giặc những đòn chí mạng. Người dân rừng đước đói ăn trái mắm, khát chưng nước mặn uống và trọn lòng với Ðảng, với Bác. Ngày Bác qua đời, người và dân vùng rừng đước Viên An dựng Ðền thờ Bác giữa ruột rừng, nỗi đau vô cùng biến thành sức mạnh vô biên với niềm tin không lay chuyển: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”.

Trong ngày toàn thắng, Cà Mau rước Bác từ Viên An qua những nhánh sông, trong niềm sung sướng vỡ oà: Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Trong giây phút ấy, đoàn người chiến thắng đã trang trọng cúi đầu tưởng niệm tại pháp trường nơi Giáo Hiển và các đồng chí của mình đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước, là ngôi mộ 10 người anh hùng, sống - chết vẫn cùng nhau, bên nhau trên mảnh đất yêu thương Cà Mau.

Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau - Bạc Liêu) lần thứ VI (1981-1982) đã quyết định lấy ngày Khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 làm ngày truyền thống cách mạng vẻ vang của Ðảng bộ, dân và quân tỉnh nhà. Ðó mãi mãi là biểu tượng bất tử, tự hào của truyền thống cách mạng quê hương. Cố Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải Ðoàn Thanh Vị là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Nghĩa trang 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai vào năm 1984. Ðến năm 2011, nơi đây được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh. Năm 2018, tỉnh Cà Mau long trọng khánh thành Ðền thờ 10 Anh hùng Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai đúng dịp 78 năm Ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau.

Dấu ấn, cảm hứng của cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai là khởi nguồn, sợi chỉ đỏ xuyên suốt tô thắm cho truyền thống cách mạng vẻ vang tỉnh Cà Mau. Trong bối cảnh hội nhập, đổi mới, phát triển, Cà Mau luôn coi cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai là tài sản, hành trang vô cùng quý giá để các thế hệ tiếp nối viết tiếp khát vọng xây dựng Cà Mau ngày càng phồn thịnh, đẹp giàu./.

 

​Bài viết tham khảo các tư liệu, bài viết, sách: Lịch sử Ðảng bộ tỉnh Cà Mau (2 tập); Lịch sử Ðảng bộ huyện Ngọc Hiển; Lịch sử xã Viên An anh hùng; Tân Ân xã anh hùng sáng danh người cộng sản Phan Ngọc Hiển; Lịch sử địa phương Cà Mau; các tác giả Nguyễn Hữu Thành, TS Thái Văn Long, Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp.

 

Phạm Quốc Rin

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một lần về thăm Mẹ

Vị đại tá giàu lòng nhân nghĩa

(CMO) Người thân, đồng đội, bạn bè đều không khỏi ngỡ ngàng khi ông từng là một đại tá, chỉ huy trong ...

  • Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trang Bá Phúc - Hình ảnh ðẹp trong lòng đồng đội
  • Ân tình với đất Cà Mau
  • “Tiểu đoàn Rắn Hổ”
  • Người con đất Viên An
Tin Nổi Bật

Chủ tịch tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc

Khắc phục hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin và văn thư, lưu trữ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tòa án

Cà Mau phối hợp với Tổ chức Seafood Watch quảng bá ngành tôm sú Việt Nam tại Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với Trường Đại học Arizona

Bamboo Airways mở bán vé tuyến bay Hà Nội - Cà Mau từ ngày 17/3

Nhiều điểm mới cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Cà Mau

Đề án 939 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com