(CMO) Nghệ thuật sân khấu dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ ra đời vào những năm đầu thế kỷ 19 và nhanh ...
(CMO) Sau hơn 1 năm ngừng lưu diễn do đại dịch Covid-19 bùng phát, những ngày qua, Trung tâm Văn hoá tỉnh khởi động lại bằng chương trình nghệ thuật ý nghĩa mừng Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”.
(CMO) Soạn giả Minh Đăng, Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, phấn khởi cho biết, đơn vị Cà Mau đã đạt HCB toàn đoàn tại Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử với chủ đề “Đờn ca tài tử- Di sản Đất phương Nam” nằm trong chuỗi sự kiện Liên hoan Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ 3 năm 2022 được tổ chức tại TP. Cần Thơ từ ngày 6-11/4.
(CMO) Ngày 6/4, tại TP Cần Thơ, diễn ra Lễ khai mạc Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử với chủ đề "Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản Đất phương Nam" với sự tham gia của 21 đơn vị tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3 năm 2022, do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức từ ngày 6-11/4, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại. Theo chương trình, chiều ngày, 8/4, đoàn tỉnh Cà Mau sẽ bước vào dự thi. Nỗ lực chuẩn bị, tập luyện, CLB Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau (trực thuộc Trung tâm Văn hoá tỉnh) quyết tâm đạt thành tích tốt nhất tại hội thi.
(CMO) Ngày 3/4, tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã tổ chức chuyến về nguồn dâng hoa, thắp hương tại Bia Truyền thống của ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh giải phóng Tây Nam Bộ (1962-1975) và trao quyết định phong tặng tước hiệu NSNA xuất sắc (E.VAPA) cho NSNA Nguyễn Thanh Dũng, Chi hội trưởng Chi hội NSNA tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau. Dịp này, hội trao tặng 100 triệu đồng để xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa tại xã Hàm Rồng.
(CMO) Có một thời gian dài (từ những năm 2000 đến hơn 10 năm sau đó), phong trào thơ ca tại tỉnh nhà rất sôi nổi. Ðêm thơ Nguyên tiêu nghiễm nhiên trở thành hoạt động thường niên, một điểm hẹn đẹp đối với khách văn nghệ. Trong những cuộc tao ngộ đó, nhiều giọng ngâm thơ quen thuộc lần lượt cất lên, như nhịp cầu nối liền mạch tri âm, tri kỷ. Lần giở về mạch ký ức đã qua, công chúng mến mộ thường nhắc đến 3 nghệ sĩ: Thanh Xuân, Việt Tiên và Mỹ Phượng. Ðây là ba giọng ngâm thơ nữ tiêu biểu nơi miền đất cuối trời.
(CMO) Trong lần tôi tiếp xúc với Ngọc Nhịn tại buổi ghi hình Chương trình “Cội nguồn đờn ca tài tử (ÐCTT) Nam Bộ” ở làng nghề đan đát truyền thống Nguyễn Phích (huyện U Minh), trông Ngọc Nhịn rất trẻ so với độ tuổi 40. Nghệ nhân Quốc Sĩ nói rằng, Ngọc Nhịn chọn nghề ca hát thoả lòng đam mê của mình nên tâm hồn lúc nào cũng vui tươi, tràn đầy sức sống, nên mới trẻ thế.
(CMO) Chiều 28/1, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật truyền thống lần thứ XVI-2022.
(CMO) Trước thực tế phát triển ồ ạt của các loại hình giải trí, nghệ thuật dân tộc nói chung, nghệ thuật cải lương nói riêng đang đứng trước khó khăn, thách thức không nhỏ. Một trong những khó khăn lớn hiện nay là bồi dưỡng và đào tạo lực lượng nghệ sĩ kế thừa. Làm sao để đào tạo được thế hệ nghệ sĩ kế thừa vừa tài năng, vừa tâm huyết với nghề là bài toán mà tất cả những ai đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống phải lo nghĩ.
(CMO) Khi quyển Tạp chí Văn nghệ Cà Mau số tháng 10 được xuất bản, đi đến đâu cũng nghe lời khen ngợi, trầm trồ về trang bìa được sử dụng là bức tranh "Tìm về" của Hoạ sĩ Lê Thọ. Lùi về trước một khoảng không xa, bức tranh này đã xuất hiện đình đám trên mạng xã hội và nhận được “mưa” lượt like, share, comment. Rồi một sáng cuối tuần, có dịp ngồi cà phê với Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Hoàng Thêm, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, nhắc lại tấm bìa được xem như một điểm nhấn đẹp, ông tâm đắc: “Cái thằng công nhận làm chơi mà ăn thiệt ta...”.
(CMO) Nhà văn Ðoàn Giỏi (1925-1989), quê Tiền Giang, thế nhưng, với mảnh đất Cà Mau, đời văn và cả đời sống của ông lại có duyên nợ không dứt. “Ðất rừng phương Nam” sáng tác năm 1957 của Ðoàn Giỏi đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong dòng văn học viết về Nam Bộ. Sau này, tiểu thuyết được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng cùng tên “Ðất rừng phương Nam”, mà hầu như ai cũng say mê. Một chương trong tiểu thuyết “Ðất rừng phương Nam” của nhà văn cũng được trích dẫn và đưa vào chương trình giảng dạy sách giáo khoa lớp 6. Ðó là đoạn trích “Sông nước Cà Mau”, là chương thứ 18 của tiểu thuyết với tên gốc là “Rừng đước Cà Mau”.
(CMO) Theo kết quả Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật khu vực ĐBSCL năm 2021 vừa được công bố, Phân hội Mỹ thuật Cà Mau đoạt 1 giải A, 2 giải Khuyến khích.
(CMO) Ðó là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của các diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ Trung tâm Văn hoá tỉnh chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, được phát sóng trên Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau.