Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Nhà nông làm giàu

Cây keo lai: Nhân tố đột phá, thành quả vượt bậc

TIN MỚI NHẤT
  • Chuyển đổi số, minh bạch hoạt động

  • Truyền thông trợ giúp pháp lý về cơ sở

  • “Săn lộc” mùa biển động

  • PAHT - Kênh tương tác giữa chính quyền và người dân

  • "Khoảng lặng" giữa mùa

15/12/2020 15:21

(CMO) Diện mạo nông thôn mỗi ngày mỗi mới, đời sống cư dân miệt rừng U Minh Hạ, nơi từng được xem là “túi nghèo” của tỉnh thật sự thay da đổi thịt. Đó là thành quả của quá trình chuyển dịch kinh tế đúng hướng, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đối với mặt hàng gỗ.

Mạnh dạn chuyển đổi

Trời vừa tờ mờ sáng, hơn 20 nhân viên của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đã có mặt tại khu vực vườn ươm của công ty. Người thụt lỗ, người vận chuyển cây giống, người trồng…, mỗi người một công việc nhưng cùng chung mục tiêu là tạo ra 2 triệu cây giống mới, chất lượng, năng suất và theo nhu cầu thị trường vào năm 2021. Tranh thủ vài phút giải lao uống nước, Tổ phó Tổ vườn ươm keo lai Trương Trọng Nguyễn chia sẻ, giống là nhân tố quyết định chất lượng gỗ, năng suất rừng trồng. Do đó, công ty luôn quan tâm phát triển vườn ươm, tất cả cây đầu dòng của công ty chỉ lấy giống tối đa 3 năm, sau đó phải trồng mới.

Chia sẻ thêm về quá trình làm ra cây giống tốt, anh Nguyễn cho biết thêm, cây đầu dòng phải được chăm sóc cẩn thận, đồng thời trải qua quá trình tuyển chọn tỉ mỉ. Khi cây đạt từ 6 tháng tuổi trở lên tiến hành cắt hom và đem giâm thêm 2,5 tháng mới đạt chuẩn xuất vườn, mang đi trồng.

Hiện nay cây gỗ của rừng U Minh Hạ chủ yếu là gỗ nhỏ.

Kinh tế lâm nghiệp không chỉ là động lực cho vùng lâm nghiệp phát triển, mà gỗ còn là mặt hàng chủ lực được tỉnh lựa chọn để tạo đột phá cho kinh tế. Và thực tế thời gian qua, cây lâm nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình. Có được vị thế ấy là cả quá trình thay đổi, cả về cơ cấu giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc…, tiên phong là Công ty TNHH MTV  Lâm nghiệp U Minh Hạ. 

Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty Trần Văn Hiếu cho biết: "Phương châm hàng đầu của chúng tôi là luôn ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện công ty đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ vườn ươm keo lai sang giống mới AH7, AH1".

Theo đánh giá, 2 giống mới này có ưu thế vượt trội hơn các giống hiện tại đang được trồng tại khu vực rừng U Minh Hạ. Một số ưu điểm vượt bậc, mà qua sản xuất thực tế đã được khẳng định là chu kỳ kinh doanh rút ngắn hơn so với các giống hiện nay khoảng 2 năm và có thể trồng rừng gỗ lớn mang lại giá trị kinh tế cao. Theo ông Hiếu, giống mới AH7, AH1 có năng suất tăng gấp đôi so với các giống cũ đã trồng thời gian qua, tức là 1 ha có thể tăng từ 50-60 m3 trong 1 năm. Ngoài ra, chất lượng gỗ của giống cây này được thị trường trong nước và thế giới rất ưa chuộng.

Từ ưu thế đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ vườn cây đầu dòng của đơn vị sang giống AH7, AH1 với khoảng 100.000 cây. Mục tiêu đề ra là tạo khoảng 2 triệu cây giống vào năm 2021 phục vụ bà con trong lâm phần. Đồng thời, ông Hiếu cho biết, công ty đã liên kết với Viện Khoa học Lâm nghiệp miền Nam cung cấp ít nhất 1 triệu cây giống cấy mô để trồng rừng gỗ lớn, từ 8-10 năm.

Một cây keo lai thu từ 500.000 đến 1 triệu đồng

Kinh tế lâm nghiệp thời gian qua giúp U Minh giảm nghèo nhanh và bền vững. Trở lại câu chuyện vào những năm 2011, khi cây keo lai bắt đầu xuất hiện trên đồng đất U Minh Hạ. Khi ấy, U Minh vẫn được xem là vùng phèn, trũng, người dân cứ luẩn quẩn với khó khăn, túng thiếu, hay nói cách khác là nghèo. Hay gần hơn, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo huyện U Minh lên đến 21,69%, vậy mà chỉ sau 5 năm, hiện chỉ còn 2,84% hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,6 triệu đồng, tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2016.

Thành quả vượt bậc ấy đến từ rất nhiều yếu tố, trong đó cây keo lai là nhân tố đột phá. Vùng đất U Minh, nơi chứa đựng nhiều sản vật nổi tiếng trong và ngoài nước, tiêu biểu như mật ong U Minh, cá đồng, chuối… Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kinh tế phụ, keo lai mới là cây trồng mang về cho người dân nơi đây số tiền tính bằng trăm triệu, tiền tỷ. Đời sống người dân phát triển gắn liền với sự đóng góp trở lại cho xã hội. 

Ngày nay, xe ô-tô, xe buýt, xe tải... không chỉ dễ dàng đến trung tâm các xã, thị trấn mà nhiều tuyến sâu trong lâm phần, xe ô-tô tải còn đến tận nhà dân để thu mua nông sản. Câu chuyện mà chỉ cách đây 10 năm không ai có thể nghĩ đến. Được biết, toàn huyện hiện có hơn 167 km đường ô-tô, 574 km đường nông thôn, 300 cầu bê-tông… đấu nối không chỉ từ cụm dân cư đến trung tâm xã, huyện và tỉnh, mà còn thông thương với các huyện lân cận.

Hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho kinh tế lâm nghiệp phát triển nhanh, mạnh hơn trong thời gian tới. Theo nhận định của Hiệp hội Gỗ Việt Nam, trong vòng 20 năm tới keo lai vẫn là loại gỗ được thị trường thế giới ưa chuộng vì chưa có loại gỗ nào thay thế. Do đó, việc đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi giống là nhân tố quan trọng giúp U Minh cất cánh từ kinh tế lâm nghiệp. “Mỗi cây keo lai có thể mang về 1 triệu đồng, thấp hơn cũng phải 500.000 đồng, là mục tiêu không quá xa đối với giống mới như AH7 và hiện nay công ty đang tiến hành hiện thực hoá mục tiêu này”, ông Hiếu tâm đắc.

Nếu tâm huyết của ông Hiếu thực hiện thành công thì chỉ cần 1 ha, trồng khoảng 1.000 cây keo lai có thể mang về thu nhập tiền tỷ. Với diện tích rừng sản xuất hiện nay của toàn huyện U Minh thì câu chuyện kiếm vài chục ngàn tỷ từ gỗ là hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi ấy, mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 68 triệu đồng, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 2% trở xuống… vào năm 2025 là trong tầm tay./.

Nguyễn Phú - Thảo Mơ

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Làm giàu từ phôi mai vàng

Ða canh trong vuông tôm

(CMO) Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, những năm gần đây, nhiều người dân xã Hưng Mỹ ...

  • Thức thời… khá mấy hồi
  • Người phụ nữ dân tộc Khmer giỏi giang
  • Ông Hai chăn nuôi
  • Khá lên nhờ cây bồn bồn
Tin Nổi Bật

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý

55 năm ASEAN hình thành và phát triển: Những dấu mốc quan trọng

ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

Huyện Trần Văn Thời có 44 điểm trường lẻ bỏ trống

Cả nước có 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử

Chuẩn bị tất cả các điều kiện ứng phó nếu dịch Covid-19 phức tạp

Ngành nông nghiệp gặp khó vì việc sắp xếp tổ chức, bộ máy kéo dài

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com