(CMO) Lãnh đạo UBND huyện U Minh cho biết, việc 102 hộ dân tại Ấp 2 và Ấp 14, xã Khánh Hoà, đòi lại đất ...
(CMO) Sông Cửa Lớn, dòng sông vô cùng đặc biệt với một đầu đổ ra biển Ðông và một bên là biển Tây. Dọc theo sông Cửa Lớn là hàng loạt các kênh, rạch… tự nhiên có, nhân tạo có, không thể đếm xuể. Sự đặc biệt của nó đã tạo nên khu vực rừng ngập mặn Ngọc Hiển cũng đặc biệt không kém, có vai trò vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai và phát triển kinh tế.
(CMO) Đã qua rồi cái thời con trâu đi trước, cái cày theo sau, giờ đây nông dân Cà Mau đang tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, từ nông nghiệp lạc lậu sang nông nghiệp thời 4.0. Ðây chính là thay đổi quản lý nông nghiệp theo hướng thông minh, hiện đại.
(CMO) Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 124 ha dưa hấu, nhiều nhất là TP Cà Mau với hơn 75 ha, tiếp đến là huyện Ðầm Dơi 20 ha, huyện Cái Nước 13 ha, huyện U Minh 11 ha…, với các giống dưa chủ yếu là Mặt Trời Ðỏ, An Tiêm, Hắc Mỹ Nhân, Trang Nông, Trung Nông, Thành Long. Theo nhiều nông dân có thâm niên trong nghề trồng dưa hấu thì “nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”; tuy nhiên, thời gian qua thời tiết thiếu nắng lại thêm các đợt lạnh, là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh xuất hiện nhiều trên dưa.
(CMO) “Một trong những nguyên nhân cản trở sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta là do thiếu các mô hình tổ chức và quy trình sản xuất hiệu quả; thiếu các nguồn vật tư phù hợp cho sản xuất (phân bón, thuốc BVTV sinh học), nhưng điều quan trọng hơn là thiếu chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho nông sản hữu cơ”.
(CMO) Thời gian qua, tình hình sản xuất lúa của người dân gặp nhiều khó khăn, do chi phí vật tư nông nghiệp tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân. Nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất đạt hiệu quả, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Minh Hà (xã Khánh Bình Ðông) phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa bao lợi nhuận. Qua đó, giúp bà con yên tâm trong sản xuất lúa 2 vụ và có thu nhập ổn định.
(CMO) Trong chuyến khảo sát tại Cà Mau vào tháng 4/2021, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đánh giá, xã Trí Lực, huyện Thới Bình có đầy đủ điều kiện để trở thành vùng nguyên liệu lúa hữu cơ trọng điểm của địa phương. Ðây được xác định là hướng đi bền vững, “thuận thiên”, mở ra thời cơ phát triển mới cho người nông dân.
(CMO) Cuối năm là thời điểm các hộ nuôi cá bống tượng ở Cà Mau bắt đầu tát ao, thu hoạch cá. Thời điểm này giá cá đã bắt đầu tăng trở lại nên người nuôi rất phấn khởi, càng vui hơn khi bà con có nguồn thu nhập kha khá cho gia đình trong dịp Tết sắp tới.
(CMO) Tầm tháng 10-12 âm lịch là thời điểm các nhà vườn trong tỉnh tập trung chăm sóc vườn cây ăn trái để đón thị trường Tết… Theo bà con, Tết là thời điểm hoa màu, cây ăn trái có giá cao hơn thường ngày, nên nhà nông rất phấn khởi lao động, hy vọng được mùa, được giá.
(CMO) Những ngày này, về các trại sản xuất của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh mới thấy không khí nhộn nhịp, hối hả tăng gia sản xuất giống, phục vụ mùa vụ sắp tới. Hiện trung tâm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tăng gia sản xuất, vừa phòng chống dịch.
(CMO) Gỗ cây tràm bông vàng (hay còn gọi là keo lá tràm, cây tràm vàng) là loại gỗ rất tốt, được người dân ở Cà Mau và các tỉnh miền Tây sử dụng để làm các sản phẩm nội thất như tủ, bàn, ghế…, bán khắp nơi trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để khai thác chúng không phải dễ dàng. Nghề khai thác tràm bông vàng ở Cà Mau đã có từ lâu, đòi hỏi người làm nghề phải có sức khoẻ tốt, đặc biệt là phải có con mắt tinh tường để nhận biết các loại cây tốt và truy tìm những bãi tràm bông vàng chất lượng.
(CMO) Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm của huyện Thới Bình là hơn 50.000 ha. Trong đó có gần 50% diện tích được nông dân cải tạo gieo cấy 1 vụ lúa và xen canh tôm càng xanh. Tôm - lúa ngày càng chứng minh tính hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho nông dân.
(CMO) Cách đây hơn 10 năm, lần đầu tiên chúng tôi về Khánh Thuận, khi xã vừa tách ra từ xã Khánh Hoà (năm 2009). Khánh Thuận lúc ấy mặc định là xã khó khăn nhất huyện U Minh, với tỷ lệ hộ nghèo, hộ khó khăn xấp xỉ 50%. Mới năm 2020 rồi, chúng tôi trở lại, tỷ lệ hộ nghèo ở đây chỉ còn trên 7%. Không khí của làng quê đang trên đà phấn chấn.