Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Phòng bệnh

Không chủ quan với sốt xuất huyết

TIN MỚI NHẤT
  • Ngoại hạng Anh trở lại, Fulham cầm chân Liverpool sau trận cầu giàu cảm xúc

  • Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi…

  • Nón lá trong đời sống

  • Gần 100 vận động viên tham gia Giải cầu lông truyền thống đài PT-TH Cà Mau

  • Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

02/06/2022 14:30

(CMO) Bước vào mùa mưa cũng là lúc các loại muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) có cơ hội sinh sôi, trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải. Song hành với nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, ngành y tế ở các địa phương đã và đang đẩy mạnh các biện pháp, các chiến dịch truyền thông để mỗi người, mỗi nhà nâng cao ý thức diệt muỗi, diệt lăng quăng, bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.

Tại huyện Đầm Dơi, từ đầu năm đến nay, trên toàn huyện ghi nhận 18 ca mắc SXH, trong đó có 2 trường hợp SXH cấp độ 3 và không có ca tử vong. Tuy số ca mắc hiện tại giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021, song tình hình SXH vẫn diễn biến phức tạp, nhiều khả năng dịch bùng phát trên diện rộng do thời tiết bất thường, thói quen trữ nước tại các vật chứa nước trong và xung quanh nhà, nhất là mùa mưa đang đến, thuận lợi cho muỗi vằn phát triển.

Để chủ động tiêu diệt mầm bệnh, ngành y tế huyện Đầm Dơi đã chỉ đạo diệt muỗi, diệt lăng quăng góp phần kéo giảm chỉ số BI (Breteau index, là chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng, muỗi vằn) xuống mức thấp.

Bác sĩ CKII Trần Bé Đoan, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đầm Dơi, cho biết: “Từ tháng 6-8, chúng tôi sẽ ra quân chiến dịch diệt lăng quăng trong cộng đồng từ 3 vòng. Trong đó, tập trung tuyên truyền ở các trường học về kiến thức cơ bản phòng chống sốt xuất huyết để mỗi thầy cô giáo, học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên đến từng hộ gia đình, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống SXH”.

Các xã trên địa bàn huyện Đầm Dơi đẩy mạnh mô hình nuôi cá bảy màu để diệt lăng quăng. Không chỉ ở các trạm y tế, mô hình này còn được nhân rộng ở các trường học, các tổ tự quản, nhà các trưởng ấp, bí thư chi bộ để khi người dân ở các khu vực cần lượng cá sẽ kịp thời cung cấp. Điển hình như Trạm Y tế xã Tạ An Khương Đông, nhiều năm nay duy trì chăm sóc 3 hồ cá bảy màu để cung cấp cá giống cho bà con diệt lăng quăng.

Nhiều năm qua, Trạm Y tế xã Tạ An Khương Đông duy trì nuôi cá bảy màu để cung cấp cho người dân diệt lăng quăng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Quân, Trưởng Trạm Y tế xã Tạ An Khương Đông, chia sẻ: “Vẫn như mọi năm, trạm y tế sẽ là điểm cung cấp cá giống cho bà con, bên cạnh việc tuyên truyền các biện pháp phòng tránh SXH, chúng tôi còn phải tăng cường kiểm tra 100% các dụng cụ chứa nước có lăng quăng. Các hộ dân sẽ thả cá bảy màu vào các lu khạp không có nắp đậy, những dụng cụ chứa nước nào nhiều lăng quăng, chúng tôi sẽ nhắc nhở họ súc rửa. Điều đáng nói, bà con hiểu được nuôi cá để phòng bệnh nên tự giác thực hiện”.

Cá bảy màu sẽ được thả vào các dụng cụ chứa nước không có nắp đậy kín.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, vấn đề được nhiều bậc phụ huynh lưu tâm là phân biệt giữa sốt do Covid-19 và SXH, bởi 2 loại bệnh lý đều có triệu chứng ban đầu giống nhau. Bác sĩ CKII Trần Bé Đoan phân tích: “Tuy triệu chứng ban đầu của 2 loại bệnh này giống nhau, nhưng lại có những đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, cũng như phương thức lây nhiễm. Đối với SXH, trẻ sốt cao liên tục từ 2-7 ngày, khi dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường người bệnh vẫn có thể sốt lặp lại. Còn sốt do Covid là biểu hiện của dạng sốt viêm đường hô hấp, người mắc bệnhcó triệu chứng lâm sàng là đau họng, đau cơ, mệt mỏi, ho, khó thở, chảy nước mũi. Do đó, phụ huynh cần phân biệt rõ, theo dõi sức khoẻ con em mình để điều trị kịp thời”./.

 

Hữu Nghĩa

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Can thiệp sớm, hạn chế tổn thương

Mít tinh hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”

(CMO) Sáng nay 14/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện Phú ...

  • Theo dõi, chăm sóc chu đáo bệnh nhân phong
  • Sàng lọc phát hiện sớm viêm gan
  • Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
  • Nâng cao hiểu biết về bệnh phong
Tin Nổi Bật

Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

Huyện Trần Văn Thời có 44 điểm trường lẻ bỏ trống

Cả nước có 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử

Chuẩn bị tất cả các điều kiện ứng phó nếu dịch Covid-19 phức tạp

Ngành nông nghiệp gặp khó vì việc sắp xếp tổ chức, bộ máy kéo dài

Ghi nhận chùm 8 ca nhiễm covid-19

Quản lý, sử dụng quỹ đất công còn nhiều bất cập

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com