(CMO) Thời gian qua, các vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ...
(CMO) LTS: Những năm qua, Cà Mau đạt được kết quả quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Thành tựu chung này có sự góp sức tích cực của công tác dân vận trong toàn hệ thống chính trị, sự vào cuộc của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều mô hình có sức lan toả sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, huy động được sức mạnh của quần chúng tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.
(CMO) Hoà cùng xu thế phát triển của cả nước cũng như trên thế giới, phát triển kinh tế biển theo hướng “xanh” đang là hướng đi mà tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực để thực hiện. Trong đó, bên cạnh chuyển đổi các loại hình khai thác biển thì tập trung đầu tư, chỉnh trang các đô thị ven biển, phát triển các dịch vụ du lịch, kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.
(CMO) Xuất phát điểm thấp, lại thiếu định hướng phát triển ngay từ đầu nên dù đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nhưng trong nội tại những đô thị ven biển của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh.
(CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển cùng hàng trăm cửa sông thông ra biển đã hình thành nên nhiều khu vực đô thị sầm uất. Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc, Khánh Hội… từ lâu đã trở thành những điểm nhấn độc đáo trong bức tranh tổng thể của mảnh đất cuối trời cực Nam. Ở đó, biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Việc tập trung khai thác, kết nối để các đô thị ven biển phát triển nhanh, bền vững và độc đáo đang được tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai.
(CMO) Phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông, thuỷ sản là thế mạnh của tỉnh Cà Mau nói riêng, của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản của Cà Mau thời gian qua (đặc biệt là chế biến xuất khẩu tôm) đạt kết quả rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt bình quân 1 tỷ USD. Hiện nay, nguồn lực đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương còn hạn chế, tập trung ưu tiên cho các hạ tầng kết nối vùng. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách, định hướng phát triển để thu hút các nguồn lực xã hội. Trong đó, ngành chế biến nông sản cần được quan tâm, tạo điều kiện phát triển nhiều hơn nhằm khai thác hết thế mạnh ngành sản xuất nông sản của tỉnh.
(CMO) Vấn đề quan trọng nhất khi quy hoạch vùng nguyên liệu chính là phải giải quyết được bài toán đầu ra sản phẩm. Thực tế, sản phẩm nông sản được tiêu thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường ngoài tỉnh. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng được mùa, mất giá diễn ra thường xuyên. Nông sản Cà Mau hiện đang thua ngay trên sân nhà khi rất ít sản phẩm vào được các siêu thị lớn. Các sản phẩm như nước ép, sấy khô được chế biến từ các loại nông sản phần lớn đều của các thương hiệu ngoài tỉnh. Gần như chúng ta đang bỏ quên việc tự tiêu thụ được nông sản cho nông dân trong tỉnh, mà chỉ tập trung tăng diện tích, sau đó là bán sản phẩm thô.
(CMO) LTS: Nâng cao giá trị sản phẩm nông sản thông qua phát triển ngành chế biến, tạo ra sự đa dạng sản phẩm là giải pháp căn cơ để không còn tình trạng “được mùa, mất giá”, “trồng - chặt” như đã qua. Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 là cơ hội lớn để Cà Mau tận dụng được nguồn vốn, chính sách đầu tư cho ngành chế biến nông sản của tỉnh phát triển. Đề án đặt mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến rau quả phải dựa trên nhu cầu thị trường tiêu thụ gắn với khả năng cung cấp nguyên liệu; tập trung khai thác và tận dụng các lợi thế sản xuất của từng vùng, từng địa phương. Thu hút các nguồn lực của xã hội để phục vụ phát triển ngành chế biến rau quả phù hợp với đặc thù của từng địa phương thông qua các định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển…
(CMO) Với những đặc thù từ công việc cho đến quá trình công tác, những vị chủ tịch hội đặc thù đa phần đã ngoài tuổi nghỉ hưu. Một thực tế đáng quan tâm là hiện nay một số hội đặc thù cấp xã vướng nhiều khó khăn, đặc biệt là khó tìm người kế nhiệm trong các nhiệm kỳ tiếp theo, với thực tế là người đứng đầu hội tuổi cao, sức yếu.
(CMO) Những người đứng đầu trong các hội đặc thù cấp xã đa phần là cán bộ nghỉ hưu. Hăng hái tham gia công tác hội bằng tinh thần tự nguyện và trách nhiệm, các vị chủ tịch hội đã tạo được nhiều dấu ấn, mang đến niềm vui, làm cầu nối cho các bậc tiền bối, lão thành ở tuổi nghỉ hưu trong tổ hội, nhất là những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.
(CMO) LTS: Theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên phạm cả nước có 28 hội có tính chất đặc thù. Trên cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù sẽ được phân theo 3 nhóm gồm: tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội. Căn cứ quy định của quyết định này và điều kiện ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định danh sách hội có tính chất đặc thù tuỳ vào tình hình, điều kiện ở mỗi địa phương, tỉnh Cà Mau đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt để hội đặc thù phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
(CMO) "Việc tiếp nước ngọt về cho tỉnh Cà Mau, không chỉ là khát vọng của nền nông nghiệp mà là của cộng đồng dân cư vùng đất này", ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi (Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau), chia sẻ. Theo ông Hoai, đưa nước ngọt về Cà Mau được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của tỉnh.
(CMO) Không phải đến tận bây giờ, khi mà tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng thất thường của thời tiết ngày càng lộ rõ, nhất là những gì xảy ra đến mức khốc liệt ở mùa khô 2016 và 2020, khát vọng tìm ngọt cho vùng bán đảo Cà Mau nói chung và Cà Mau nói riêng mới trỗi dậy, mà khát vọng này đã hiện hữu từ rất lâu.