ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 16:14:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Mắt biển”

Báo Cà Mau (CMO) Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có trên 94 ngọn hải đăng trải dài trên lãnh hải Việt Nam, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) cho tới TP Hà Tiên (Kiên Giang) và ngoài khơi biển Ðông trên quần đảo Trường Sa..., khẳng định cột mốc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những ngọn hải đăng hàng đêm như “mắt biển” toả sáng, hỗ trợ các hoa tiêu trên biển định hướng cho tàu thuyền lưu thông tránh những bãi cạn, bãi đá ngầm nguy hiểm và cũng là hướng để tàu thuyền ra vào bến an toàn.

Trên lãnh hải Việt Nam có nhiều ngọn hải đăng nổi tiếng được xây dựng gần 2 thế kỷ qua, như trên đảo Cô Tô thuộc vịnh Bắc Bộ Việt Nam có ngọn hải đăng Cô Tô cao 102 m, xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, là hải đăng có mặt sớm nhất vịnh Bắc Bộ. Cũng tại đỉnh núi Ðảo Trần, huyện đảo Cô Tô, năm 1996, Việt Nam đã xây dựng ngọn hải đăng Ðảo Trần cao 17,7 m, tầm hiệu lực ánh sáng 20,7 hải lý, báo vị trí và luồng vào bến Ðảo Trần cũng như tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ninh.

Ngọn hải đăng Cô Tô được ví như biểu tượng du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Cũng tại huyện đảo Cô Tô, năm 1996, hải đăng được xây dựng trên Ðảo Trần, cao 17,7 m, phạm vi chiếu sáng 360 độ, tầm hiệu lực ánh sáng 20,7 hải lý, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ninh.

Còn ở ngoài khơi vùng biển Bắc Trung Bộ có hải đăng Lý Sơn - Quảng Ngãi do Pháp xây dựng từ năm 1898, được đặt tên là Phare Polo Canton (Sở Ðèn Pha). Hải đăng Lý Sơn cao 45 m, có hình trụ trông như chiếc tên lửa, tầm nhìn 19 hải lý. Ðây là ngọn hải đăng lâu đời nhất (125 năm) nằm ngoài đảo khơi vùng biển Bắc Trung Bộ.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hải đăng Kê Gà, được xây dựng từ năm 1897, có độ cao 66 m và tầm phát sáng 22 hải lý. Với tuổi đời 126 năm, đây là ngọn hải đăng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và nhiều tuổi nhất Việt Nam. Ngọn hải đăng Kê Gà là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.

Ðặc biệt, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà có 9 ngọn hải đăng ở các đảo: Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Ðá Lát, Ðá Tây B, An Bang, Song Tử Tây, Tiên Nữ và Trường Sa Lớn. Ðây là huyện đảo có nhiều ngọn hải đăng nhất Việt Nam. Những ngọn hải đăng này được ví như “những cột mốc chủ quyền” trên biển Ðông của Việt Nam. Trong đó, Trạm Hải đăng đảo Song Tử Tây được xây dựng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa vào năm 1993, tầm nhìn khoảng 17 hải lý.

Hải đăng trên đảo Sinh Tồn, thuộc huyện đảo Trường Sa.
Ở đảo chìm Ðá Tây B (huyện Trường Sa), giữa biển trời mênh mông sóng nước có ngọn hải đăng màu xám sẫm cao 20 m, xây dựng năm 1994. Ðây là “mắt biển” vô cùng quan trọng đảm bảo an toàn hàng hải.

Ở đảo Hòn Khoai Cà Mau thuộc vùng biển cực Nam Tổ quốc có hải đăng cao 12,5 m, hình khối vuông  bằng đá hộc và xi-măng, do Pháp xây dựng năm 1920. Hải đăng Hòn Khoai có công suất đèn quét sáng với bán kính 35 km, đây là ngọn hải đăng có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam trên vùng biển cực Nam Tổ quốc. Ðặc biệt, tại tháp hải đăng Hòn Khoai vào ngày 13/12/1940, Phan Ngọc Hiển lãnh đạo quân khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi. Ngày khởi nghĩa Hòn Khoai (13/12/1940) được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau. Năm 1990, đảo Hòn Khoai được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Ngọn hải đăng trên đảo Hòn Khoai do Pháp xây dựng năm 1920.

 

Huỳnh Lâm

 

Chi phí cao - Gánh nặng cho người học lái xe

Thời điểm này, để sở hữu giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1, B2, người học phải đóng phí đào tạo trọn gói 13 triệu đồng, và 15 triệu đồng đối với GPLX hạng C. Riêng đối với người học dịch vụ, phải đóng thêm khoản phí 4 triệu đồng. Nhiều học viên cho rằng đây là số tiền không nhỏ, vì thực tế khi vào học sẽ có nhiều khoản phí phát sinh.

Từ giảng đường đến trường học lớn

Đợt tuyển quân năm nay, Trung đoàn 896, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau tiếp nhận 70 tân binh, trong số đó có 4 tân binh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Các tân binh đến từ nhiều miền quê khác nhau trong tỉnh, với những nét riêng biệt trong tính cách, sinh hoạt, nhưng gặp nhau ở điểm chung, đó là lứa tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống, với lòng nhiệt huyết cháy bỏng của tuổi trẻ, luôn khát khao cống hiến, phục vụ lâu dài trong quân đội.

Vi phạm nhỏ, nguy cơ to

Theo đánh giá của ngành chức năng, hiện nay, những hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông như: đi ngược chiều, sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện giao thông, là những lỗi khá phổ biến. Mức xử phạt đối với lỗi vi phạm này khá thấp, thế nên một bộ phận người tham gia giao thông gần như “lờn” luật, vi phạm ở mức độ thường xuyên. Ðây là hành vi vi phạm tưởng chừng nhỏ, thế nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, khi đó hệ luỵ để lại khá lớn.

Chủ động phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Bờ biển tỉnh Cà Mau, ngoài chịu tác động của gió do bão, áp thấp nhiệt đới, còn phải chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa Tây Nam kéo dài nhiều ngày trong năm. Tác động của gió do bão, áp thấp nhiệt đới và các đới gió mùa gây ra hiện tượng nước dâng và những cơn sóng lớn tác động trực tiếp gây sạt lở bờ biển, bờ sông, nhất là đối với vùng cửa sông, ven biển.

Ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng

Thời gian qua, Vườn Quốc gia U Minh Hạ quan tâm ứng dụng khoa học - công nghệ để giảm sức người, nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, hệ thống Poacher Cam (camera chuyên dụng quản lý đối tượng ra vào rừng) là một trong số giải pháp đang phát huy hiệu quả.

Hòn Hàng mùa biển lặng

Trên vùng biển Tây Cà Mau, ngoài đảo Hòn Chuối, hòn Ðá Bạc, ít ai biết đến Hòn Hàng (còn được gọi với cái tên khác là Hòn Buông). Hòn Hàng nằm ở 8053' vĩ độ Bắc và 104034' kinh độ Ðông, đây là đảo đá hình thành muộn.

Kiểm tra liên ngành đảm bảo an toàn giao thông

Từ nay đến cuối năm, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ trên địa bàn.

Năm 2024: Kiểm tra nồng độ cồn là nhiệm vụ trọng tâm

Báo Cà Mau phỏng vấn ông Hồ Hoàn Tất, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó trưởng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, xung quanh việc triển khai công tác này năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Họp mặt kỷ niệm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2024) và 35 năm Ngày “Biên phòng toàn dân” (3/3/1989-3/3/2024), chiều 3/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ BĐBP tỉnh nghỉ hưu qua các thời kỳ và đại diện Ban Liên lạc truyền thống BĐBP tỉnh.

Phát huy truyền thống Bộ đội Biên phòng

“Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh. Trong những năm qua, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã phối hợp chặt chẽ với Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Cà Mau lãnh đạo, chỉ đạo BĐBP tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới. Đặc biệt là các hoạt động “Ngày Biên phòng toàn dân” được tổ chức thường xuyên, rộng khắp trên tuyến biên giới biển với nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, thiết thực. Có thể nói, Cà Mau là một trong những tỉnh tiêu biểu nhất, trong đó Bộ Tư lệnh BĐBP đánh cao những kết quả mà Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đạt được”, Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP, đánh giá.