Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Sức khỏe

Phát hiện sớm để tránh ung thư di căn

TIN MỚI NHẤT
  • Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu vận chuyển dầu trái phép

  • Ðộc đáo Tháp Bà Ponagar

  • Giáo dục truyền thống qua mô hình phục dựng

  • Làm bạn với sách

  • Áo bà ba định vị trong đời sống

25/05/2023 16:54

(CMO) Ung thư di căn là hiện tượng các tế bào ung thư di chuyển từ điểm khởi phát ban đầu đến điểm thứ cấp. Nếu phát hiện càng muộn thì tỷ lệ di căn càng lớn. Do vậy, việc tầm soát để sớm phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh ung thư là cực kỳ quan trọng, tránh cho bệnh nhân bị rơi vào tình trạng ung thư di căn, có thể kéo dài sự sống cho người bệnh.

Bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết: “Ung thư di căn là khi các tế bào ung thư lan rộng từ nơi nó xuất hiện đầu tiên sang các bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi ung thư di căn cũng được gọi như ung thư giai đoạn IV. Một ung thư có thể di căn nhiều vị trí, ví dụ như ung thư phổi sẽ di căn sang não, xương, gan, thượng thận...”.

Nhìn chung, ung thư di căn thường không biểu lộ rõ các triệu chứng một cách cụ thể. Các triệu chứng xảy ra khi bị ung thư di căn có thể phụ thuộc vào vị trí và kích cỡ của khối u đó trong cơ thể mà thôi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, điều trị ung thư di căn còn tùy thuộc vào loại ung thư, phụ thuộc vào các lựa chọn điều trị có sẵn và mong muốn của bệnh nhân. Đồng thời, nó cũng còn tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe nói chung, cách điều trị mà người bệnh đã thực hiện trước đây và một vài yếu tố khác. Phương pháp điều trị ung thư di căn bao gồm phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch và xạ trị.

Một trường hợp bệnh nhân bị ung thư di căn được chăm sóc giảm nhẹ tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Trên thực tế, ung thư có thể di căn đến nhiều cơ quan trên cơ thể, người bệnh sẽ có các triệu chứng dựa trên vị trí di căn này. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân di căn đều có dấu hiệu rõ ràng, nhất là ở giai đoạn bắt đầu di căn, các tế bào ung thư xa cơ quan nguyên phát chưa nhiều, chưa ảnh hưởng tới cơ quan bị di căn. Việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư và ung thư di căn sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong phác đồ điều trị.

Theo Ts. Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau: “Hiện nay, việc điều trị ung thư di căn vẫn là thách thức lớn của nền y học hiện đại. Nguyên nhân là do tế bào ung thư nằm rải rác, rất khó tiêu diệt hoàn toàn và tế bào bệnh có thể nhân lên nhanh chóng. Vì thế, điều trị ung thư di căn hiện vẫn chủ yếu là tập trung vào ung thư nguyên phát. Dù di căn đến cơ quan khác nhưng bản chất tế bào ung thư vẫn không thay đổi, phác đồ điều trị tập trung vào vị trí nguyên phát sẽ giúp loại bỏ tế bào ung thư nhiều hơn”.

Trong các phương pháp điều trị di căn hiện nay, nếu ung thư di căn xương nhưng ở mức độ nhẹ, không gây đau đớn và mức độ giảm canxi không gây mức gãy xương nguy cơ cao thì chủ yếu bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị bằng thuốc.

Với trường hợp di căn nặng hơn, bệnh nhân đau và gãy xương thì chủ yếu tập trung điều trị tại vị trí ảnh hưởng bằng xạ trị. Trường hợp ung thư di căn phổi , được điều trị giống với ung thư nguyên phát ở phổi như: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Ngoài ra, ung thư di căn tại phổi dễ gây hình thành và tích tụ dịch quanh phổi, muốn hạn chế tình trạng này có thể áp dụng thủ thuật chọc dò ngực để loại bỏ bớt dịch.

Nói tóm lại, khi bệnh ung thư đã di căn xa thì đòi hỏi người bệnh cần phải hết sức bình tĩnh, trực tiếp trao đổi với bác sĩ điều trị của mình, xác định đúng mục tiêu và nguyện vọng của bản thân ở vào thời điểm đó để đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất.

Sự nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ sẻ chia của gia đình, bạn bè và xã hội sẽ giúp người bệnh vượt qua được những thách thức của căn bệnh ung thư di căn, nhằm kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân với chất lượng tốt nhất./.

 

Phương Vũ

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sự khác nhau giữa bệnh trĩ và ung thư hậu môn

Bệnh sốt xuất huyết tăng cao

(CMO) Ðầu mùa mưa là thời điểm bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng cao và rất dễ bùng phát thành dịch. Tại ...

  • Quyết tâm đẩy lùi tác hại của thuốc lá
  • Thu dung, điều trị tốt bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng
  • Truyền thông tốt - Hiệu quả cao
  • Thách thức trong điều trị HIV/AIDS
Tin Nổi Bật

Bám sát cơ sở để thực hiện nhiệm vụ

Ðổi rác thải nhựa lấy cây trồng

Tự hào gìn giữ màu xanh nơi cực Nam Tổ quốc

Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

Ðể kinh tế thuỷ sản thật sự là mũi nhọn

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B

Bàn giải pháp nâng cao Chỉ số PCI

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com