Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Tản văn

Ơ cá kho của nhà văn

TIN MỚI NHẤT
  • Tổng Cục Chính trị kiểm tra công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau

  • Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

  • Khai giảng các lớp dạy và học chữ Khmer dịp hè

  • Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

  • Tổng cục Chính trị kiểm tra tại Bộ đội Biên phòng Cà Mau

20/08/2021 15:55

(CMO) Nhà văn Lê Minh Nhựt lên Messenger nhắn cộc lốc: “Mầy ăn lòng tong kho hông? Mai tao gởi”. Đọc dòng tin nhắn mà chưa kịp tin thật là từ ông nhà văn “giang hồ vặt”.

Bữa cơm ngày giãn cách thêm dung dị chất quê từ món cá lòng tong kho khô tự tay nhà văn Lê Minh Nhựt nấu.

Không tin cũng phải. Vì từ khi Việt Nam có Internet năm 1995 tới nửa năm 2021 này, anh ấy chỉ mỗi tài khoản thư điện tử là Email trên máy vi tính do nhờ anh kỹ thuật của cơ quan tạo giùm. Điện thoại thì vẫn cái Nokia “đập đá” hồi thời cuối thế kỷ 20 được xuất từ Phần Lan về Việt Nam đến giờ. Mỗi khi có chuyện cần, nhà văn “râu ria rậm rạp” ấy lại gửi Email, rồi điện vắn tắt hoặc nhắn tin qua hệ thống SMS.

Nay nhận tin trên Messenger. Nửa tin, nửa ngờ và lại cảm thấy mừng, chí ít anh ấy đã tập tành với công nghệ 4.0!

Nghĩ lạc quan thì như vậy, chứ tính cách và nếp sinh hoạt vẫn ruộng đồng lấn áp. Cứ mùa hạn thì anh gọi rủ ra đồng đào bờ bắt chuột; mưa xuống rủ bắt cá lên; lúa trổ rủ đi câu cá rô; bấc trở ngọn thì khoe ăn bông điên điển đến ngán tới cổ họng.

Anh cứ bám miết khoảnh vườn mà khi cưới vợ ra ở riêng được ba mẹ cho ở xã Lý Văn Lâm. Ai rủ ra nội thị ở cho gần chỗ làm, ảnh cũng cắt ngang: “Đâu cũng đất thành phố. Ở trong đây khí trời mát rượi, cây trái bốn mùa, ít ồn ào. Ra nội ô chi?”. Rồi ảnh lại cười khà mãn nguyện rất thuần nông theo phong cách của anh ấy.

Hồi cuối mùa hạn năm nay, ảnh hỏi xin hàng xóm mấy bao đất cày ải ngoài ruộng. Ì ạch bưng về vun mấy đống bên hông nhà. Khề khà gọi điện khoe: “Ê! Mơi mốt mầy có đi ngang ghé tao bứng cho cây ớt. Mới có mớ đất ruộng phơi giòn rụm, tưới nước vô nó bã như cám. Trồng vô tốt mắc mê”!

Vậy là anh cứ canh 2 tuần, 3 tuần rồi tới 7 tuần gọi lại: “Vô bứng đi. Nó có trái rồi thằng quỷ”!

Bữa hẹn để vô bứng cây, ảnh kêu: “6 giờ chiều mầy hả vô nghen. Tao đi làm xong dìa chiên xù mấy con cá sặc bướm, chấm nước mắm tỏi, rau lang để nhâm nhi. Tới 9, 10 giờ ra bứng. Lúc đó cây nó ngủ, bứng lén mai nó hông héo”!

Tôi cũng không biết kỹ thuật chân truyền này của anh được tinh lọc từ đâu. Nhưng buộc phải tin vì anh ít nhiều cũng từng lăn lộn đường đời gấp vạn lần tôi.

Từ tay học trò dạng nghèo hiếu học rồi hết tiền, bươn trải hết sức bình sinh tốt nghiệp được lớp 12, đăng ký tình nguyện nhập ngũ, ra quân, anh học nghề y rồi về làm ở trạm y tế thuộc huyện Ngọc Hiển. Ai ngờ, làm nghề y mà anh cứ hàng đêm viết truyện. Riết sau này thành danh, được công nhận là nhà văn, anh về “đầu quân” cho Tạp chí Văn nghệ Cà Mau.

Nghe bạn bè kể lại một khúc thời gian lăn lộn giữa đường đời của anh mà phát nể. Rồi cứ vậy, nể hết chuyện này tới chuyện khác vì khó tìm ra lý để cãi lại. Vậy là ưu tiên lựa chọn giải pháp gật gù như chuyện truyền bí kíp bứng cây ớt cho đề huề vậy!

Tôi đoán, cái chất nông dân và cộc lốc của anh truyền vô cây ớt hiểm đó 100% luôn. Vì không tự dưng mà cây ra trái kiểu hà tiện, trái nào cũng tí xíu cay nồng tới sóng mũi. Đem cây về ngoài khu dân cư trồng mà phải theo toa anh kê sẵn: “Mầy phải che bớt nắng, tưới ít nước, dặm thêm phân rác...”.

Bữa nay, anh làm món cá lòng tong kho khô. Anh nói: “Cá nầy tao gỡ lưới ngoài đồng, nên con nào cũng bự đều. Nó có trứng nên phải cạo hết vẩy cẩn thận từng con, chứ dùng lưới để chà vẩy làm tuột hết trứng mất ngon. Mà làm sạch vậy, mầy ăn mới mạnh miệng”.

Anh ướp kho theo kinh nghiệm chân truyền: “Tao ướp nước mắm đồng cho tụi mầy nức muỗi. Cho hàng xóm phải ganh tị!”. Rồi anh xách rổ ra bờ mương giữa đồng hái cả rổ rau muống, ghé liếp vườn hàng xóm xin nắm đọt bố, mấy trái đậu bắp, ít đọt rau lang...

Cho ơ cá kho và mấy tụng rau luộc vào thùng giấy, để lên honda chạy vèo ra thị. Cái kiểu sành như dân Shipper. Bỗng anh sực nhớ: “Ui chết! Mầy nhờ anh em nào qua chỗ tao làm đem cá, rau qua bển. Tao hông được cấp giấy đi qua bên phường đó!”. Ít ra gã “giang hồ vặt” râu ria rậm rạp như anh vẫn còn chừa tí máu liều để sợ.

Mà ăn ơ cá đậm chất nông dân nhàn hạ của anh đâu dễ dàng. Ảnh canh giờ cơm sáng vừa xong gởi liền cái tin trên Messenger: “Ngon hông? Chắc nhớ quài mà mắc ghiền hen? Tháng sau mầy sáng tác cho tao cái truyện trong mùa dịch Covid-19 để đăng trên Tạp chí! Tao chừa cho mầy 2 trang rồi đó!”.

Giờ mới phát hiện, anh nêm cá kho vừa ăn nhưng dầm ớt vô cay đến xé họng.

12 giờ trưa, tháng 7 thiếu cơn mưa ngâu nên ăn ơ cá kho quẹt, đọc dòng tin của nhà văn Lê Minh Nhựt mà mồ hôi ướt như tắm./.

Phong Phú

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ði cắm câu cua

Cây cầu dừa tuổi thơ

(CMO) Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người người, nhà nhà đều tuân thủ mọi nguyên tắc để ...

  • Mùa chim bói trái
  • Lan man dịch buồn
  • Nhớ dưa bồn bồn của má
  • Những tiếng rao vài dấu lặng buồn...
Tin Nổi Bật

Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

Ðể kinh tế thuỷ sản thật sự là mũi nhọn

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B

Bàn giải pháp nâng cao Chỉ số PCI

Phát động Tháng Hành động vì trẻ em

Quy hoạch tốt sẽ tạo đột phá phát triển cho U Minh

Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà thiếu nhi Làng trẻ SOS

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com