Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Chuyển đổi số
    • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Pháp luật
    • Vụ án
    • Cà Mau 24 giờ
    • Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Thời sự

Giảm khai thác nước ngầm, đảm bảo bền vững cho khu vực ĐBSCL

TIN MỚI NHẤT
  • Tổng Cục Chính trị kiểm tra công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau

  • Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

  • Khai giảng các lớp dạy và học chữ Khmer dịp hè

  • Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

  • Tổng cục Chính trị kiểm tra tại Bộ đội Biên phòng Cà Mau

17/12/2021 14:28

(CMO) Ngày 17/12, Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Arcadis (Hà Lan) tổ chức hội thảo trực tuyến về Quản trị về sụt lún đất và quản lý nước dưới đất tại ĐBSCL– khu vực tỉnh/thành phố Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Tại hội thảo, các đại biểu cùng chung nhận định tình trạng sụp lún đất khu vực ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính do sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm quá mức. Tốc độ sụp lún ở ĐBSCL như hiện nay sẽ đe doạ những diện tích trũng, đồng thời, việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát dẫn tới nguồn nước bị ô nhiễm và bị xâm nhập mặn. Trước những thách thức đặt ra, cần tăng cường sử dụng nước mặt để thay thế sử dụng nước ngầm; khôi phục các sông ngòi và hạn chế lúa vụ 3 ở những vùng nguy cơ hạn mặn, thiếu nước sản xuất.

TS. Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ, hiện nay, khuynh hướng sử dụng nước mưa của người dân ngày càng ít đi. Trong khi đó khu vực bán đảo Cà Mau ngày càng khai thác quá mức, cầu nhiều hơn cung dẫn đến suy thoái nguồn nước dưới đất, sụp lún bề mặt đất ngày càng gia tăng. Cần giảm khai thác nước dưới đất, tăng cường sử dụng nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL.

Việc khai thác nước dưới đất quá mức sẽ dẫn đến sụp lún bề mặt đất ngày càng nhiều, làm ngập cục bộ khi có mưa lớn, hay triều cường cao.

PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, trường Đại học Cần Thơ, đề xuất, cần có phương án giảm khai thác nước dưới đất, tăng cường công tác dự trữ, sử dung nước mặt. Nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là rất cần thiết. Mỗi địa phương cần phải quy hoạch, xây dựng giải pháp thích ứng phù hợp cho từng vùng, từng địa bàn. Đặc biệt, phải quy hoạch hệ thống sông ngòi, các hồ trữ nước ngọt để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trước biến đổi khí hậu như hiện nay.

Bà Dương Thị Ngọc Tuyền, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, thông tin, theo kết quả thăm dò, tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất của Cà Mau khoảng 5,1 triệu m3/ngày. Hiện, tỉnh có 175.904 giếng khoan khai thác nước dưới đất với tổng lưu lượng 426.459 m3/ngày. Như vậy, trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất còn lại khoảng 4,7 triệu m3/ngày. Kết quả nghiên cứu về sụp lún đất do khai thác nước dưới đất từ Viện địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) cho thấy, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện khu vực nào xảy ra sự cố sụp lún đất do khai thác nước dưới đất.

Hiện, Cà Mau có 175.904 giếng khoan khai thác nước dưới đất, trong đó có nhiều giếng khoan không còn sử dụng, cần được trám lấp để bảo vệ nguồn nước dưới đất.

“Để bảo vệ nguồn nước dưới đất giảm sự ô nhiễm, đã qua, Cà Mau đã triển khai trám lấp hàng ngàn giếng khoan nhỏ lẻ không còn sử dụng. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân tự trám lấp các giếng đã hư, không sử dụng và tăng cường dự trữ nước mưa để phục vụ sản sản xuất và sinh hoạt”, bà Tuyền cho biết thêm.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý còn chia sẻ các vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên nước dưới đất và sụp lún của từng địa phương nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung, đồng thời đề xuất những giải pháp, khuyến nghị trong quản lý, khai thác tài nguyên nước dưới đất và vấn đề sụp lún, hướng đến việc sử dụng bền vững tài nguyên nước ở vùng ĐBSCL./.

 

Trung Đỉnh

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Cục Chính trị kiểm tra công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau

Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

(CMO) Chiều 5/6, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền ...

  • Khai giảng các lớp dạy và học chữ Khmer dịp hè
  • Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững
  • Tổng cục Chính trị kiểm tra tại Bộ đội Biên phòng Cà Mau
  • Thu ngân sách 5 tháng: Có 11/17 nguồn thu đạt khá
Tin Nổi Bật

Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững

Ðể kinh tế thuỷ sản thật sự là mũi nhọn

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang nhóm B

Bàn giải pháp nâng cao Chỉ số PCI

Phát động Tháng Hành động vì trẻ em

Quy hoạch tốt sẽ tạo đột phá phát triển cho U Minh

Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà thiếu nhi Làng trẻ SOS

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Chuyển đổi số
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • Pháp luật
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com