Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
15/03/2023 15:10
Đại biểu dâng hương tưởng niệm tại Bia Nhiếp ảnh - Điện ảnh Tây Nam Bộ, tại xã Hàm Rồng.
Mảnh đất Hàm Rồng là một trong những địa chỉ đỏ của huyện Năm Căn, từng là căn cứ địa của nhiều cơ quan trọng yếu của cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cũng là chiếc nôi của ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh Tây Nam Bộ. Chính nhân dân nơi đây đã thủy chung, son sắt chở che cho biết bao cán bộ của ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh trong suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
Ông Trịnh Thanh Vũ, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, ôn lại truyền thống 70 năm ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh Việt Nam.
Đại biểu về dự họp mặt.
Tại buổi họp mặt, ông Trịnh Thanh Vũ, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, phát biểu ôn lại truyền thống ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh nước nhà.
Cách nay 70 năm, vào ngày 15/3/1953 tại khu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, nhằm mục đích: “Tuyên truyền chính sách, chủ trương của Chính phủ; Nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân dân Việt Nam; Giới thiệu đời sống và thành tích đấu tranh, kiến thiết của nhân dân các nước bạn; Giáo dục văn hoá và chính trị cho nhân dân”.
Trước đó, ở Nam Bộ, trong cuộc triển lãm và mít tinh kỷ niệm 2 năm Ngày Độc lập (2/9/1945 – 2/9/1947) tại chợ Thiên Hộ, Đồng Tháp Mười, đồng bào và chiến sĩ ta đã hoan nghênh những hình ảnh của Nhà nhiếp ảnh Mai Lộc chụp được trong chiến thắng đồn Vàm Nước Trong, chiến thắng trận Giồng Dứa. Đến tháng 9/1948, bộ phim tài liệu “Trận Mộc Hóa” do các đạo diễn: Mai Lộc, Khương Mễ, Vũ Sơn hoàn thành. Đây là thành quả đầu tiên của Tổ Nhiếp - Điện ảnh Khu 8 của Nam Bộ được thực hiện hoàn toàn trong điều kiện kháng chiến ở chiến khu.
Đại biểu xem những thước phim tư liệu về ngành Điện ảnh - Nhiếp ảnh do Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh thực hiện.
Ở Cà Mau, phải đến những năm đầu của thập niên 60, ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh Tây Nam Bộ mới chập chững những bước đi đầu tiên tại rừng đước thuộc kênh Xẻo Cùi, thuộc xã Tam Giang, huyện Năm Căn ngày nay, với những cán bộ thuộc thế hệ đầu tiên: Nhiếp ảnh có Trần Bỉnh Khuôl, Võ An Khánh,...; Điện ảnh gồm có các đạo diễn, quay phim Lê Châu, Trần Phong, Nguyễn Thúy Liễu v.v... Đặc biệt, các thế hệ hôm nay luôn tri ân gương hy sinh anh dũng của 19 cán bộ ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh ở khắp vùng Tây Nam Bộ, đó là các cô, chú: Trần Bạch Đằng, Mai Thanh Liêm, Phạm Minh Tước, Nguyễn Khắc Tâm, Lê Thượng, Ngô Kim Hương, Nguyễn Thị Bạch Yến,...
Đạo diễn Châu Ngọc Ẩn, Uỷ viên BCH Hội Điện ảnh Việt Nam, trao Bằng khen của Hội Điện ảnh Việt Nam cho Đạo diễn Phạm Duy Khải có thành tích xuất sắc trong năm 2022.
Ông Dương Huỳnh Khải (bên trái), Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trịnh Thanh Vũ, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, trao quà tri ân những người có công đóng góp cho Điện ảnh - Nhiếp ảnh Cà Mau trong kháng chiến.
Nhà báo Phạm Phi Thường, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ, nguyên Giám đốc Đài PT-TH Cà Mau, trao tặng kỷ vật chân dung cố Quay phim Lê Châu - Thanh Hùng thực hiện phim tài liệu “Trận Gò Quao” và di ảnh của Anh hùng LLVTND Vưu Hòa Thạnh cho đại diện gia đình Anh hùng LLVTND Vưu Hòa Thạnh.
Ban Tổ chức trao học bổng cho các em học sinh xã Hàm Rồng.
Lãnh đạo huyện Năm Căn tặng quà cho các hộ nghèo của xã từ nguồn vận động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân.
Đại biểu và các em học sinh xem triển lãm ảnh được trưng bày, bên lề buổi họp mặt.
Huỳnh Lâm
(CMO) Ngày 23/3, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự đối với Sơn Thị ...