Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Thủy sản

Vua cá tra ven đô

TIN MỚI NHẤT
  • Ngoại hạng Anh trở lại, Fulham cầm chân Liverpool sau trận cầu giàu cảm xúc

  • Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi…

  • Nón lá trong đời sống

  • Gần 100 vận động viên tham gia Giải cầu lông truyền thống đài PT-TH Cà Mau

  • Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

24/05/2022 05:19

(CMO) Ông Phạm Văn Chín ở ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, được bà con địa phương gọi là "Chín cá tra". Bởi dù có những thăng trầm trong nghề, nhưng hơn một thập kỷ qua ông Chín vẫn gắn bó, phát triển nghề nuôi cá bằng cả tâm huyết và đam mê.

Không chỉ mang nguồn thực phẩm đến với người tiêu dùng, ông Chín còn góp phần làm đa dạng thêm những mô hình phát triển kinh tế tại địa phương.

Ngôi nhà nằm giữa đất ruộng, xung quanh là những ao cá tra, đất hầu như được trồng toàn những loại cây mang lại giá trị kinh tế… Ấn tượng hơn là từ những đặc tính của cá nuôi, cho đến các loại cây trong vườn, ông Chín hầu như đều am hiểu rất rõ.

Theo ông Chín, gia đình ông chỉ có khoảng 5 công đất, để mở rộng sản xuất ông phải thuê thêm, có chỗ còn cho ông mượn đất để làm. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông mới phát triển như hiện tại.

Ông Chín có hơn chục năm nuôi cá tra, cũng là người nuôi nhiều nhất tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Không kể diện tích trồng cây ăn trái, chỉ tính riêng ao nuôi cá, ông Chín dành hẳn hơn 20 công đất. Các ao cá lớn, nhỏ được ông Chín chăm chút tỉ mỉ. Với kinh nghiệm hơn chục năm nuôi cá, ông Chín bộc bạch: “Ngày trước tôi chọn nuôi cá tra vì so với một số vật nuôi khác như cá chình, dê, chồn hương hay heo, gà, vịt thì cá tra ít tốn chi phí, rủi ro thấp và dễ nuôi. Ao nuôi cá tra nên hạn chế cây cối xung quanh để ao thoáng, có gió thì cá mới lớn nhanh. Trung bình 1 công đất thả nuôi 7.000 con cá. Cá nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm mới có thể xuất bán. Ðể tiết kiệm chi phí, ông Chín tận dụng các nguồn thức ăn như đầu tôm, bột mì để cho cá ăn”.

Ông Chín cho biết: “Năm trước do dịch bệnh, giá cá tra giảm xuống chỉ còn 19.000 đồng/kg. Năm nay giá cá tra thời điểm này đã lên 23.000 đồng và đang có chiều hướng tiếp tục tăng giá, bà con nuôi cá tra tại địa phương rất phấn khởi. Vì nếu tính trung bình, mỗi ký cá tra ở mức 25.000 đồng thì người nuôi cá đã có lời”.

Hiện nay, ngoài nuôi cá tra thịt, ông Chín còn thử nghiệm dèo thành công cá tra giống. Theo ông Chín: “Nguồn cá giống lấy tại nơi khác về nuôi luôn có những rủi ro rất lớn, như cá bị chai không lớn và hao hụt nhiều do chưa quen môi trường. Từ lý do này, sau nhiều năm theo dõi, tìm hiểu, tôi mạnh dạn thử dèo cá giống. Cá giống dèo rất khó. Tôi mất hết một năm đầu tiên thử nghiệm, sang năm thứ 2 thì cá đạt khoảng 70%. Cá được dèo tại địa phương đảm bảo chất lượng nên nuôi lớn nhanh hơn. Vì có được nguồn cá giống tự sản xuất nên đỡ tốn kém một phần chi phí, có thêm lợi nhuận từ việc bán cá giống. Ðặc biệt, khách hàng đến đây mua cá giống đều được đảm bảo, nếu có trục trặc gì tôi sẽ trực tiếp đến ao nuôi xử lý”.

Hiện nay, ông Chín (bên trái) còn thành công trong việc dèo cá tra giống

Hơn 10 năm qua, từ những ngày đầu với sản lượng vài tấn cá mỗi năm, đến nay, quy mô nuôi cá được mở rộng với năng suất trên trăm tấn/năm. Ngoài “mát tay” trong lĩnh vực nuôi cá, ông Chín còn tận dụng đất trồng các loại cây cho thu nhập đáng kể như: đu đủ, chuối, nhãn, sa pô, mãng cầu...

Ông Chín phấn khởi: “Vườn nhà tôi có 700 gốc đu đủ. Cây được chăm sóc tốt có thể cho trái đến 3 năm. Riêng các loại cây ăn trái khác thì năm nay là năm đầu tiên tôi trồng thử, hy vọng cho năng suất tốt”.

Ngoài nuôi cá tra, ông Chín còn trồng nhiều loại cây ăn trái, trong đó có 700 gốc đu đủ, thu nhập đáng kể.

Anh Mạc Ngọc Truyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Trên địa bàn xã Lý Văn Lâm có 7 hộ nuôi cá tra, với diện tích 11 ha, trong đó ông Chín nuôi nhiều nhất. Trước đây cuộc sống gia đình ông Chín rất khó khăn, nhờ chịu khó lao động, kiên trì vượt qua những thời điểm khó khăn trong chăn nuôi mà đến nay đã ổn định, kinh tế phát triển, là nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố”./.

 

An Kỳ

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cua Cà Mau được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Kiện toàn Ban chỉ đạo về chống khai thác IUU

(CMO) Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký Quyết định số 1773/QĐ-UBND về kiện toàn Ban chỉ đạo về chống khai ...

  • Tân Thành phát triển diện tích nuôi cá kèo
  • Giải pháp nuôi tôm 15 con/kg
  • Vi phạm IUU, mối nguy cho kinh tế biển
  • Nhiều triển vọng để ngành tôm tăng tốc
Tin Nổi Bật

Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

Huyện Trần Văn Thời có 44 điểm trường lẻ bỏ trống

Cả nước có 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử

Chuẩn bị tất cả các điều kiện ứng phó nếu dịch Covid-19 phức tạp

Ngành nông nghiệp gặp khó vì việc sắp xếp tổ chức, bộ máy kéo dài

Ghi nhận chùm 8 ca nhiễm covid-19

Quản lý, sử dụng quỹ đất công còn nhiều bất cập

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com