ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 22-9-23 11:41:23

Tiện ích cho người dân

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2022 được xác định là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. Ðể công tác chuyển đổi số đạt hiệu quả, huyện Ngọc Hiển đã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, các tổ công nghệ số cộng đồng đã tận tay hướng dẫn người dân cài đặt sổ theo dõi sức khoẻ điện tử qua app vnCare nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặt lịch khám bệnh và được tư vấn từ xa nhanh chóng mà không cần đến cơ sở y tế. Từ đầu năm đến nay, huyện Ngọc Hiển đã tạo tài khoản cho 15.063 người, chiếm 22,24% dân số.

Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân cài đặt app khám bệnh từ xa.

Bà Nguyễn Mai Lý, Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, bày tỏ: “Tôi thấy ứng dụng vnCare rất tiện lợi có thể đặt thời gian khám bệnh cũng như cơ sở y tế cần đến mà không phải bắt số chờ đợi lâu như trước đây. Trên phần mềm này có nhiều tính năng lắm, tôi nghĩ ai có điện thoại nên cài đặt ứng dụng này để có thể nhận kết quả khám và thanh toán Online ngay trên điện thoại”.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh công tác hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số trên thiết bị điện thoại thông minh mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng VssID mọi lúc, mọi nơi, nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết hữu ích như tra cứu thông tin về mã số bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm… giúp người dân từng bước tiếp cận với công nghệ số trong cuộc sống.

Ông Ðàm Quang Lương, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Phần mềm VssID tích hợp nhiều tiện ích cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm xã hội. Ðặc biệt phần mềm VssID đã giúp người tham gia bảo hiểm y tế tiết kiệm được thời gian, các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện các thủ tục khám bệnh nhanh chóng, thuận lợi hơn. Phấn đấu đến cuối năm 2022, Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển sẽ cài đặt ứng dụng VssID cho trên 33.000 người với tỷ lệ đạt 30%, đảm bảo chỉ tiêu theo đề án chuyển đổi số của huyện đề ra”.

Với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số, huyện Ngọc Hiển triển khai đến các xã, thị trấn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn mở tài khoản, mở điểm chấp nhận thanh toán điện tử cho các cơ sở kinh doanh, mua bán và người dân trên địa bàn. Ðể đảm bảo mục tiêu đề ra, thị trấn Rạch Gốc phối hợp với VNPT - Vinaphone Ngọc Hiển tuyên truyền, hướng dẫn người dân và các cơ sở kinh doanh cài đặt ứng dụng VNPT money trên điện thoại di động thông minh để thanh toán các dịch vụ sử dụng thường ngày trên môi trường mạng được nhanh chóng không phải chờ đợi lâu. Ðối với các cơ sở kinh doanh và người dân khi đã cài đặt ứng dụng VNPT money có thể quét mã QR để thanh toán tiền với thao tác đơn giản, dễ thực hiện chỉ cần ít phút có thể giao dịch thành công.

Ông Nguyễn Quốc Biên, Cửa hàng trưởng VNPT - Vinaphone huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Những năm qua, các dịch vụ tài chính số cá nhân của VNPT đã liên tục phát triển, được khách hàng đón nhận, ủng hộ. Hiện nay, chúng tôi đã triển khai gần 100 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thị trấn và tiếp tục triển khai đến các xã còn lại, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh cài đặt số tài khoản để nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt. Với VNPT money, chúng tôi kỳ vọng sẽ đem đến một môi trường số hoá tài chính đơn giản, an toàn, tiện lợi, phù hợp với mọi người dân hướng đến nền kinh tế số”.

"Tập trung tuyên truyền sâu rộng đến với người dân, để người dân quen dần với công nghệ số trên các thiết bị di động; từng cán bộ, công chức, viên chức phải nâng cao nhận thức và hướng dẫn người dân sử dụng các app qua thiết bị di động. Quyết tâm của huyện đến năm 2025 có hơn 35% dân số sử dụng các dịch vụ khám bệnh từ xa, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thanh toán bằng các app như VNPT Money, thay dần hình thức sử dụng văn bản giấy bằng trao đổi Online, dùng chữ ký số… Phát triển nền tảng công nghệ còn là mục tiêu quan trọng để thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển", ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin./.

 

Chí Hiểu

 

Lợi ích từ liên thông dịch vụ công

(CMO) Bắt đầu từ ngày 10/7, hai nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông “Ðăng ký khai sinh - Ðăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Ðăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” được cung cấp trực tuyến trên toàn quốc. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết TTHC, giúp cắt giảm giấy tờ, thời gian, chi phí của người dân.

Ðơn giản hoá thành phần hồ sơ

(CMO) Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) phát sinh tại Bộ phận Một cửa của TP Cà Mau luôn đứng đầu so các địa phương khác trong tỉnh. Từ đó, kéo theo áp lực nhất định đối với đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Ðơn vị luôn quyết liệt chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), cũng như cải thiện điểm số trên lĩnh vực này.

Nâng chất dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân tốt hơn

(CMO) Đến nay, TP Cà Mau đã thực hiện 15/22 nhiệm vụ năm 2023, đạt trên 68,18% kế hoạch. Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) được Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai áp dụng chung tại UBND thành phố là 310 thủ tục, cấp xã là 165 thủ tục, được niêm yết công khai bằng mã QR tại nơi dễ nhìn, dễ tiếp cận kết hợp với công khai bằng bản giấy tại bàn ghi thông tin để người dân tra cứu; số điện thoại đường dây nóng được công khai đúng quy định...

Huyện Trần Văn Thời: Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt cao

(CMO) Huyện Trần Văn Thời đã cơ bản thực hiện tốt việc cập nhật văn bản, thông tin và niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đăng tải thủ tục hành chính (TTHC) trên Trang thông tin điện tử huyện; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh. Cụ thể, tỷ lệ văn bản được ký số, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính qua môi trường mạng được cải thiện, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến, số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và thanh toán trực tuyến đạt cao.

Lấy sự hài lòng làm thước đo kết quả

(CMO) Với phương châm hoạt động “Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo trong đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)”, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đổi mới từ tác phong, nền nếp tiếp dân đến quy trình giải quyết hồ sơ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Khó quản lý mua bán hoá đơn không hợp pháp

(CMO) Thời gian qua, bên cạnh các doanh nghiệp (DN) tuân thủ tốt pháp luật về thuế, vẫn còn một số DN luôn tìm cách gian lận, mua bán hoá đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước. Ðể xử lý triệt để vấn đề này, cần có giải pháp hữu hiệu, thiết thực hơn.

Cần quyết liệt cắt giảm tối đa các TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân

(CMO) Tại Phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm được tổ chức vào sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Cải cách hành chính của Chính phủ, chỉ đạo, cần quyết liệt cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà, gây khó khăn, phức tạp, tốn kém chi phí cho người dân, nhất là gây ra tiêu cực.

Cần cơ chế mới cho bộ phận một cửa

(CMO) Bộ phận một cửa là nơi tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) của người dân. Khối lượng công việc nhiều, mỗi cán bộ, công chức luôn cố gắng tự học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp với người dân thân thiện, lịch sự, qua đó góp phần giải quyết công việc hiệu quả nhất, tạo sự hài lòng của người dân trong giải quyết TTHC.

Năm 2022, Sở Tài chính tiếp tục đứng đầu về chỉ số Cải cách hành chính

(CMO) Chiều 22/6, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Cà Mau, chủ trì Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; đồng thời kết hợp công bố Chỉ số CCHC năm 2022 của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

Cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(CMO) Theo kết quả công bố do Trung tâm Nghiên cứu phát triển - Hỗ trợ cộng đồng phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2022 của Cà Mau đạt 41.87 điểm, xếp hạng 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 4 bậc so với năm 2021), xếp thứ 6 khu vực ÐBSCL.