Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Phóng sự ảnh

Lặn biển bắt vẹm xanh

TIN MỚI NHẤT
  • Cảnh giác với những hợp đồng giả tạo - Bài 1: Bỗng dưng… mất nhà, mất đất

  • 19.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

  • Liên tiếp bắt giữ tàu vận chuyển dầu trái phép

  • Phát triển bền vững đô thị Việt Nam

  • Ngành điện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

06/05/2022 05:34

(CMO) Khi thuỷ triều bắt đầu rút cũng là lúc ngư dân làm nghề lặn biển bắt con vẹm xanh (vẹm vỏ xanh) bắt đầu công việc. Vẹm xanh sống chủ yếu gần bờ biển (cặp mé), hay các trụ đá, trụ cầu, vách đá… Cũng nhờ nghề này đã tạo điều kiện cho bà con có cuộc sống ổn định. Ông Lê Thế Tạo, Trưởng ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết, hiện nay có nhiều ngư dân ở hòn Đá Bạc vừa bắt bán, vừa chừa lại nuôi cho vẹm phát triển, cũng như cách để gắn bó bền vững với nghề.

Công cụ để bắt con vẹm xanh gồm cây cào (cây vá) để cào vẹm, đặc biệt những chỗ có cây cặm, lưới trên biển thì vẹm xanh đóng khá nhiều. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến năm sau, đây là thời điểm vẹm xanh sinh sản và sống khá nhiều cạnh bờ biển.

Ông Huỳnh Tuấn Kiệt, người có thâm niên hơn 15 năm làm nghề “săn” vẹm xanh, kể: “Thời điểm này vẹm xanh đã lớn, bà con bắt đầu khai thác. Thường con lớn khoảng 20 con/kg, riêng con nhỏ khoảng 250 con/kg thì mình dèo lại ở bè cho lớn. Loài vẹm này đặc biệt rất dễ sống, trữ lại trên biển là chúng tự lớn, có thể qua năm là bán được”.

Sau khi di chuyển cách bờ biển (hòn Đá Bạc) khoảng 2 cây số, ông Huỳnh Tuấn Kiệt bắt đầu buộc dây để cố định xuồng trước khi lặn xuống biển.
Một người trầm mình dưới biển bắt vẹm, trên xuồng sẽ có một người để chuyền vẹm xanh lên. Theo bà con, nghề này đặc biệt đòi hỏi phải chịu lạnh và có sức bền mới trụ được.

Vẹm xanh sống ở mực nước khoảng 3 m, nếu gần đáy thì vẹm sẽ chết, vì thế bà con phải trầm mình lặn biển mới khai thác được. Anh Nguyễn Minh Dương (xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời), chuyên đi săn vẹm ở hòn Đá Bạc, cho biết: “Đa số bà con khai thác và dèo lại cho vẹm lớn khoảng 20 con/kg thì có thể bán cho khách du lịch, giá dao động từ 50.000-60.000 đồng/kg, con nhỏ hơn có giá từ 30.000-40.000 đồng/kg”.

Niềm vui của ngư dân khi khai thác được vẹm xanh to.
Vẹm xanh được bày bán khá nhiều ở khu vực cạnh hòn Đá Bạc. Do là mặt hàng tươi sống nên thu hút nhiều khách du lịch đến mua.

Chị Trần Thị Thanh (ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây) chuyên bán vẹm xanh bên cạnh hòn, cũng nhờ nghề này đã mang lại cuộc sống ổn định cho chị. “Tôi mua từ bà con khai thác để bán lại. Mỗi ngày ít nhất tôi bán khoảng 80 kg vẹm xanh cho khách du lịch, người dân. Hiện nay có một số bà con bắt vẹm, dèo lại cho chúng lớn để bán, từ đó cung cấp đủ lượng vẹm xanh cho thị trường”.

 

Nhật Minh thực hiện

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khoảnh khắc giao mùa

TP Cà Mau - Hướng đến phát triển bền vững

(CMO) TP Cà Mau đã và đang tập trung mọi nguồn lực, giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu kiến tạo một đô ...

  • Những người mẹ đặc biệt
  • Nét đẹp cần lao
  • Trồng cây nhớ ơn Bác
  • Những kỷ vật vô giá
Tin Nổi Bật

Phát triển bền vững đô thị Việt Nam

Rà soát quy hoạch một số tuyến đường trên địa bàn Phường 5

Sẽ kiến nghị Quốc hội chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ không chuyên trách ở cơ sở

Bước chuyển của dân vận khéo

Cà Mau kiến nghị Trung ương tiếp tục đầu tư hệ thống kè, đê biển

Nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Bạch Đằng nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Đẩy mạnh “Dân vận khéo” trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới

Đổi mới hoạt động HĐND, đặt cử tri ở vị trí trung tâm

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com