Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
(CMO) Chỉ cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 3 km và nằm ngay trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Phường 7, có ...
(CMO) Cà Mau có những món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hệ thống rừng ngập mặn (rừng đước) và rừng ngập lợ (rừng tràm), có hệ sinh thái vô cùng phong phú. Rừng đước, rừng tràm cũng là nơi sinh nhai của hàng trăm ngàn người, hầu như các hoạt động kinh tế của người dân nơi đây đều phụ thuộc vào thiên nhiên.
(CMO) Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã phát triển mạnh mô hình du lịch cộng đồng theo hình thức homestay. Cùng với các hoạt động du lịch xuyên rừng, bắt nghêu bãi bồi..., du khách được trải nghiệm cuộc sống thực tế, nét sinh hoạt đời thường đặc trưng của người dân bản địa vùng ngập mặn Mũi Cà Mau. Điều này mang lại cảm giác gần gũi, bình yên, tạo nên khoảng thời gian thư giãn lý tưởng đối với khách thập phương…
(CMO) Ở Hòn Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có khoảng 5 hộ làm nghề giăng lưới cá chẽm trên biển. Đa số ngư dân đánh lưới xung quanh khu vực hòn (bãi cạn) vào những ngày biển động.
(CMO) Tát đìa là hình thức bắt cá đồng mùa khô có từ lâu đời của người dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh - Cà Mau, trở thành một nét văn hoá của đời sống người dân U Minh Hạ.
(CMO) Vỏ lãi, một loại phương tiện có hình dáng lạ mắt, tốc độ di chuyển nhanh, chỉ thấy phổ biến trên vùng sông nước Tây Nam Bộ, đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Nam Sông Hậu. Không chỉ du khách mà bà con ở miền Bắc rất thích thú khi lần đầu được ngồi trên chiếc vỏ lãi lướt như bay trên sông nước và cả trên bãi phù sa.
(CMO) Cà Mau quê tôi ngoài con cua, con tôm ra thì còn nổi tiếng với hương vị ngọt ngào của mật ong rừng U Minh Hạ. Nghề gác kèo ong rừng U Minh có từ lâu đời, mà không phải ai cũng làm được. Người yêu rừng, yêu nghề mới sống được với công việc vất vả, nhọc nhằn - vô rừng xây nhà cho ong về ở để tạo ra những giọt mật thơm ngọt cho đời.
(CMO) Cà Mau được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều sản vật, nhất là các giống loài thuỷ sản, trong đó có cá nâu.
(CMO) Nói theo kiểu vui của người dân ở xứ rừng Ðất Mũi: “Xổ vuông phải lựa tôm nhiều nên tới nước xổ là thấy ngán, nhìn cảnh sông nước riết quen mắt nên cũng bình thường”, thế nhưng đối với du khách từ các tỉnh, thành khác đến đây, nhìn thấy rừng, sông nước mênh mông, hữu tình; trải nghiệm đổ đụt lú, bắt tôm cá thiên nhiên thì thích thú vô cùng...
(CMO) ỞTP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, có một khu chợ mang rất nhiều nét đặc trưng thú vị, đó là chợ nông sản, hay còn được gọi là “chợ chồm hổm”.
(CMO) Về vùng ngọt Cà Mau mùa này, thú vui không thể bỏ qua là đi giăng lưới cá rô đồng, rồi thưởng thức những món ăn tuy dân dã nhưng rất ngon lành từ con cá rô, ngay trong gian bếp nhà quê thân thương, ấm áp.
(CMO) Từ Hà Nội theo Quốc lộ 2 đến vùng cực Bắc, nóc nhà của Tổ quốc Việt Nam, đó chính là cột cờ Lũng Cú - cao nguyên đá Ðồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nơi đây mênh mông núi đá, chỉ có đá và đá, ngô lúa mọc từ kẽ đá và hoa cũng mọc từ đá. Dọc đường đi trập trùng núi đá trong mây, những con đường dốc đá cheo leo uốn lượn dưới chân núi như những dải lụa mềm. Bạn sẽ có cơ hội đứng trên đỉnh đèo Thẩm Mã, có cơ hội đặt chân trên đỉnh Mã Pì Lèng là "đệ nhất đèo" trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam. Bạn còn có thể thả mình du thuyền trên dòng Nho Quế.
(CMO) Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng khu rừng đước lớn nhất Việt Nam, với diện tích trên 34.800 ha, trải dài sông Cửa Lớn, nối từ cửa Bồ Ðề ở phía biển Ðông với cửa Ông Trang ở vịnh Thái Lan; là một trong những rừng ngập mặn lớn nhất thế giới, chỉ sau rừng Amazon của Nam Mỹ. Phần lớn diện tích rừng đước nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.