Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Trải nghiệm

Chuyến ăn ong đầu tiên

TIN MỚI NHẤT
  • Chuyển đổi số, minh bạch hoạt động

  • Truyền thông trợ giúp pháp lý về cơ sở

  • “Săn lộc” mùa biển động

  • PAHT - Kênh tương tác giữa chính quyền và người dân

  • "Khoảng lặng" giữa mùa

20/01/2022 20:03

(CMO) Cà Mau quê tôi ngoài con cua, con tôm ra thì còn nổi tiếng với hương vị ngọt ngào của mật ong rừng U Minh Hạ. Nghề gác kèo ong rừng U Minh có từ lâu đời, mà không phải ai cũng làm được. Người yêu rừng, yêu nghề mới sống được với công việc vất vả, nhọc nhằn - vô rừng xây nhà cho ong về ở để tạo ra những giọt mật thơm ngọt cho đời.

Lần đầu tiên tôi được trải nghiệm chuyến đi ăn ong với một người gần nửa đời gắn bó với nghề gác kèo ong, dày dạn kinh nghiệm là chú Nguyễn Văn Năm (Ấp 13, xã Khánh Lâm).

Gà mới gáy là tôi phải thức để chạy xe máy từ nhà mình vô nhà chú ở sát mé rừng. Trời còn tối thui, con đường lộ vắng hoe, vô tới nhà, chú Năm sai thằng Cum, con của chú làm cho tôi ly cà phê đá uống cho “ấm bụng”, nhâm nhi nói chuyện lấy tinh thần, rồi mới bắt đầu đi vào rừng.

Bộ dụng cụ đi ăn ong gồm có 2 cái xô để đựng mật, một cây dao thiệt bén để vẹt sậy, cỏ dại mọc kín đường đi. Một bọc xơ dừa bự để đốt tạo khói đuổi ong. Phương tiện đi là chiếc xuồng composite nhẹ tênh để lướt qua các con mương nhỏ. Trang phục đi ăn ong bắt buộc phải mặc quần áo dài phủ tay, phủ mắt cá chân, mang giày để cỏ sậy không sướt đứt da. Phần quan trọng là cái nón bo rộng vành, được trùm miếng lưới che mặt lại để ong không chích tới được. Ðây cũng là lần đầu tiên tôi đi ăn ong bài bản như một người thợ lành nghề.

Ði gần tới kèo ong thì chú Năm mới đốt xơ dừa cho ra khói, thổi vào tổ cho ong bay ra. Chú Năm còn bình tĩnh chỉ cho tôi tổ này mới hay cũ, mật nhiều hay ít rồi cách lấy như thế nào, trong khi tôi thì sợ hãi khi thấy đàn ong bay ùa ra, quần quần trước mặt. Ổ ong bự chảng, chú Năm cắt một phần mật, chừa một ít lại để ong nuôi con. Và sau khi cắt mật phải cắt đi một phần tàn ong để ong về làm tổ lại.

Ổ ong cắt xong phải đậy nắp thùng liền, không cho dính giọt sương hay hạt mưa nào vào vì sẽ làm giảm chất lượng của mật.

Mật ong vốn quen thuộc và có vô vàn công dụng với sức khoẻ và cuộc sống con người từ xưa đến nay. Ong đi hút mật từ nhiều loài hoa trong tự nhiên, do đó mật của chúng sẽ có hàng trăm loại, có màu sắc, mùi và vị khác nhau. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất quê tôi là mật ong rừng tràm U Minh Hạ. Mùa mật thường bắt đầu từ tháng Giêng, thời tiết ấm áp, hoa tràm nở rộ, nắng lại nhiều. Mật ngon, chất lượng nhất cũng từ đây cho đến trung tuần tháng 5 âm lịch.

Mật ong rừng U Minh có màu vàng óng, sóng sánh, vị ngọt tự nhiên, cùng mùi thơm đặc trưng của hoa tràm.

Lấy mật ong xong còn phần tàn ong non (nhộng ong), tôi được chú Năm đãi hai món. Một món ăn tại rừng là ong non chấm mật, vị ngọt của mật, vị béo của ong non rất ngon. Vô nhà, có món thứ hai là tổ ong già chần nước sôi cho ong chín, tách ra khỏi sáp rồi gói bánh tráng với lá bông súng non, rau đủ loại, ăn vô beo béo, ấm ấm. Tính ra đợt ăn ong này khá thành công, chỉ có bị một vết ong chích dưới “cẳng” khi tôi lỡ giẫm phải con ong “say khói xỉu” trên xuồng. Ai về U Minh có cơ hội thì thử trải nghiệm một lần hen!

Ðơn giản nhất là ong non cuộn rau sống, lá bông súng non, chấm nước mắm, ngon không gì sánh bằng.

 

Bài: Thảo Mơ - Ảnh: Ðỗ Suốt Anh

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi ăn ong...

Về với thiên nhiên

(CMO) Cà Mau có những món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hệ thống rừng ngập mặn (rừng ...

  • Đêm Đất Mũi
  • “Săn” cá chẽm ở Hòn Ðá Bạc
  • Tát đìa
  • Lướt sóng trên thảm phù sa
Tin Nổi Bật

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý

55 năm ASEAN hình thành và phát triển: Những dấu mốc quan trọng

ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

Huyện Trần Văn Thời có 44 điểm trường lẻ bỏ trống

Cả nước có 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử

Chuẩn bị tất cả các điều kiện ứng phó nếu dịch Covid-19 phức tạp

Ngành nông nghiệp gặp khó vì việc sắp xếp tổ chức, bộ máy kéo dài

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com