Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo

Trang chủ Trải nghiệm

Soi thú đêm ở rừng

TIN MỚI NHẤT
  • Chuyển đổi số, minh bạch hoạt động

  • Truyền thông trợ giúp pháp lý về cơ sở

  • “Săn lộc” mùa biển động

  • PAHT - Kênh tương tác giữa chính quyền và người dân

  • "Khoảng lặng" giữa mùa

27/05/2021 10:01

(CMO) Một ngày mưa sập sùi, đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tôi được cùng anh em trong Vườn đi soi thú đêm ở rừng, ghi lại hình ảnh về các loài động vật đang được bảo tồn tại đây.

Ða dạng sinh học

Anh Nguyễn Tấn Truyền, Trưởng phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế, khẳng định: “Những con thú bảo tồn tại Vườn Quốc gia bây giờ đâu giống như hồi xưa. Con người và các loài thú không còn tác động qua lại nữa nên chúng gần gũi hơn. Mấy năm trước có tình trạng con người vào đây săn bắt, chúng tôi tuyên tuyền, nhắc nhở, riết rồi người ta cũng hiểu”.

Hơn 10 năm làm nghiên cứu, anh Truyền biết rõ từng đặc tính của những loài sinh sống ở đây. “Loài mà tôi quan tâm nhất là voọc bạc Ðông Dương, có nguy cơ tuyệt chủng. Theo quan sát của anh em đi rừng, con này có thân màu đen, khuôn mặt trắng, đuôi dài, lớn hơn khỉ. Hiện tại chỉ còn một cá thể, nên “có duyên” mới nhìn thấy nó. Cũng có nhiều loài khác như nai, tê tê… nhìn thấy được qua camera cảm biến nhiệt đặt khắp nơi trong Vườn, từ đó chúng tôi hiểu biết thêm về tập quán của chúng”, anh Truyền cho biết.

Khỉ đuôi dài.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ với hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Vườn có hơn 25.000 ha vùng đệm là khu bảo vệ thiết yếu, bảo đảm cho sự phục hồi các giống, loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong Sách Ðỏ Việt Nam và thế giới.

Anh Huỳnh Kiệt Anh Tuấn, Phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế, cho biết: “Hiện Vườn có 32 loài thường thấy như: heo rừng, cầy hương, dơi quạ…; chim có 91 loài quý hiếm như: già đẫy Java, diệc xám… Lưỡng cư bò sát có 47 loài, điển hình như: rắn hổ đất, rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong… Có 56 loài nằm trong Sách Ðỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng như: mèo cá, sóc đỏ, nai, khỉ đuôi dài…”.

Anh Truyền phân trần: “Nhiều khi mình đi rừng thấy một số cá thể trưởng thành quý hiếm, trong lòng mừng lắm, thấy cá thể con nữa thì càng mừng hơn, vì loài đã được sinh sản, chứng tỏ chúng thích nghi với môi trường này”.

Tê tê Java, loại động vật nằm trong Sách Ðỏ thế giới, hiện đang được bảo tồn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, với hơn 250 cá thể.

Thời gian qua, công tác bảo tồn đa dạng sinh học luôn gắn liền với bảo vệ rừng, động vật hoang dã, phòng cháy chữa cháy rừng, đảm bảo các điều kiện tự nhiên để giữ gìn các giá trị đặc thù của hệ sinh thái.

Anh Truyền cho biết, tới đây sẽ xây dựng hàng rào bảo vệ nhằm chống sự xâm nhập vào Vườn và tránh các loài thú hoang dã thoát ra bên ngoài vùng kiểm soát; bên cạnh đó là thành lập một trung tâm cứu hộ động vật, tăng cường kiểm tra, quản lý, bảo vệ, hạn chế thấp nhất việc săn bắt thú rừng, qua đó cân bằng hệ sinh thái.

Sóc đỏ tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, loài động vật nằm trong Sách Ðỏ Việt Nam.

Soi thú đêm

Gần 2 năm kể từ tuyến soi thú đêm được hình thành, anh em ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ luôn mong muốn tuyến này sẽ trở thành điểm du lịch trong tương lai. Phó phòng Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Hồ Chí Linh cho biết: “Khi mình nói Vườn quốc gia có nai, có heo rừng… thì phải chứng minh cho du khách thấy điều đó, làm sao tạo điều kiện cho họ tận mắt chứng kiến cảnh thú ăn, uống nước…, đó mới là điều tuyệt vời”.

Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Huỳnh Minh Nguyên cho biết: “Trước đây tuyến này chỉ là đất đen, khi anh em tuần tra bảo vệ rừng, thấy tập trung nhiều loài thú, nên cải tạo tuyến này thành khu du lịch. Tuyến soi thú đêm của Vườn Quốc gia hiện có chiều dài khoảng 4 km, xung quanh là rừng nguyên sinh bao bọc, thời gian tới sẽ cho khách du lịch vào tham quan”.

Anh Hồ Chí Linh thông tin: “Vào mùa nước lên, nai, heo rừng, chồn… sẽ tìm vùng đất khô ráo để ở, nó sẽ đi trong khu này. Ðến mùa khô, thú thường ra vùng đầm lầy bên cạnh tuyến đường để uống nước nên rất dễ nhìn thấy chúng. Nhiều cá thể nai có thể nặng khoảng 200 kg”.

Khi tôi ngỏ ý muốn vào khu vực này quan sát, soi thú đêm, các anh nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi khám phá. Anh Truyền dặn: “Ðừng phát âm thanh lớn, nói chuyện nhỏ nhỏ vì thú hoang còn hơi nhát”. 19 giờ 30 phút, chúng tôi bắt đầu vào tuyến soi thú đêm, ngồi trên xe, anh Truyền kể về nhiều đặc tính của các loài thú và cho biết các loài thú bây giờ dạn hơn trước, mình nhận biết nó qua con mắt sáng phản chiếu với ánh đèn.

Hai chiếc xe con di chuyển sâu vào rừng được 15 phút, anh Linh theo sau phát hiện 1 cá thể nai tơ khoảng 30 kg, đang ăn đọt sậy non. Tôi vô cùng thích thú khi lần đầu tiên trong đời chứng kiến cảnh tượng này, vội vàng lưu lại những thước phim để dành làm tư liệu.

Ông Huỳnh Minh Nguyên thông tin: “Hiện tại, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu động vật hoang dã tiến hành đặt camera cảm biến nhiệt để quan sát tập tính các loài động vật. Sau khi đề án du lịch được phê duyệt, sẽ tiến hành đưa vào khai thác tuyến du lịch soi thú đêm. Ðặc biệt là phục vụ chỗ ăn, nghỉ qua đêm cho du khách, làm sao cho du khách tận mắt thấy được các loài động vật hoang dã. Vườn đã trồng chuối, cỏ, khoai mì… trên tuyến này, nhằm tạo thức ăn cho chúng”.

Hình ảnh một cá thể nai được chụp lại qua camera cảm biến nhiệt tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Một lần trải nghiệm đi soi thú đêm, nghe tiếng côn trùng, cùng với tiếng gầm, hú của các loài thú, cảm giác vừa hồi hộp, vừa thú vị không thể nào quên./.

 

Nhật Minh thực hiện

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi ăn ong...

Về với thiên nhiên

(CMO) Cà Mau có những món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hệ thống rừng ngập mặn (rừng ...

  • Đêm Đất Mũi
  • “Săn” cá chẽm ở Hòn Ðá Bạc
  • Tát đìa
  • Lướt sóng trên thảm phù sa
Tin Nổi Bật

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý

55 năm ASEAN hình thành và phát triển: Những dấu mốc quan trọng

ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Vụ khách phản ánh bị “chặt chém” ở Đất Mũi là sai sự thật

Huyện Trần Văn Thời có 44 điểm trường lẻ bỏ trống

Cả nước có 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử

Chuẩn bị tất cả các điều kiện ứng phó nếu dịch Covid-19 phức tạp

Ngành nông nghiệp gặp khó vì việc sắp xếp tổ chức, bộ máy kéo dài

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo

© 2005 - 2022 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com