Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
(CMO) Từ khi Cà Mau thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, đã góp phần thay đổi chất lượng ...
(CMO) Hơn 10 năm, sau khi Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết 03 về việc tận dụng sân, vườn, bờ bao vuông tôm để đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhận được sự đồng thuận sâu rộng của Nhân dân. Trong bối cảnh mới, Nghị quyết 03 đang được tiếp sức bằng việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, xuất hiện các mô hình sản xuất mới mang lại giá trị kinh tế cao, đa dạng sinh kế cho nông dân. Xã Phú Mỹ anh hùng trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế nông thôn phù hợp, linh hoạt, hiệu quả và bền vững trên vùng đất mặn.
(CMO) Những năm gần đây, các tổ, hội đồng cấp huyện và thành phố, hội đồng tỉnh rất nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ thẩm định, đánh giá các sản phẩm OCOP. Nghiêm khắc, công tâm, trách nhiệm, đó là tinh thần làm việc của các tổ, hội đồng thẩm định, vì mục tiêu cao nhất là chất lượng và sự bền vững của sản phẩm OCOP.
(CMO) Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Cà Mau (Liên hiệp) thành lập cuối năm 2021. Vượt qua khó khăn ban đầu, đến nay, Liên hiệp đang dần ổn định, hứa hẹn là “đầu mối” tập hợp trao đổi, mua bán đặc sản của tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh, mở ra hướng đi mới cho kinh tế HTX tỉnh Cà Mau.
(CMO) Nhằm tăng cường các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại, thời gian qua, ngành công thương tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh nói chung, huyện Ðầm Dơi nói riêng quảng bá, marketing website bán hàng của đơn vị mang lại hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh, từng bước góp phần vào lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.
(CMO) Từ lâu, vấn đề tìm kiếm, tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn luôn là điều không hề dễ dàng, nhất là sau khi dịch Covid-19 bùng phát khiến cho nhiều lao động Cà Mau từ ngoài tỉnh về lại địa phương. Xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm việc làm tại chỗ của nhiều chị em phụ nữ, qua tìm tòi, học hỏi, chị Trần Anh Kiều, ấp Tân Quảng Ðông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, đã đứng ra mở tổ hợp tác (THT) may gia công tại xã. Ðược sự hỗ trợ từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, đến nay, THT đi vào hoạt động hiệu quả, tạo được việc làm cho hơn 30 chị em.
(CMO) Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Cà Mau đã công nhận 77 sản phẩm của 44 chủ thể, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao, 74 sản phẩm đạt 3 sao. “Ðây là kết quả sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể - chính trị, đặc biệt là sự hưởng ứng và tham gia tích cực của Nhân dân”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhấn mạnh.
(CMO) Nguồn tài nguyên bản địa, cỏ cây như: lục bình, năn tượng, bồn bồn… gần đây trở thành nguyên liệu chính để nhiều chủ thể khởi nghiệp bằng nghề đan đát, nâng tầm và xuất ngoại sản phẩm.
(CMO) Ở huyện Trần Văn Thời, nghề rẫy từ lâu luôn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân gắn bó với nghề. Nhờ những liếp rau củ quả xanh tươi quanh năm mà đời sống bà con phất lên từng ngày.
(CMO) Hàm Rồng là xã cửa ngõ của huyện Năm Căn, nằm ven Quốc lộ 1, có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển dịch vụ du lịch, trong đó có lợi thế về phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử.
(CMO) Tràm Thẻ Ðông là ấp phên dậu của xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Ngày trước nơi đây là vùng đồng năn, lau sậy, bà con địa phương gọi là đất cầm trâu. Từ năm 1996 đến nay người dân chuyển dần sang nuôi tôm, một số hộ xen canh trồng lúa, đời sống có nhiều thay đổi tích cực.
(CMO) Các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo động lực cho các HTX phát triển.
(CMO) Sinh ra và lớn lên ở xứ biển, làm khô là nghề “cha truyền con nối”, chị Ðặng Thị Thuý (ấp Kinh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ khai thác biển của địa phương để làm ra nhiều sản phẩm đặc trưng theo hướng bền vững và hiệu quả hơn.