Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Du lịch - Thể thao
    • Cà Mau - Điểm đến năm 2022
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • liên hệ quảng cáo
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới

Trang chủ Văn hoá

Không giúp người gặp nạn - Vô cảm hay thiếu kiến thức luật pháp?

TIN MỚI NHẤT
  • Khẩn trương, nghiêm túc làm việc sau nghỉ Tết

  • Từ 5/2/2023, thực hiện quy định mới về lệ phí đăng ký cư trú

  • Bác Sáu Dân trong lòng dân

  • Nối mạch đường quê

  • Dịp Tết, Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng

27/11/2022 07:45

(CMO) Câu chuyện người phụ nữ tên T bị bạn trai tên Xuân đánh đập dã man dẫn đến tử vong xảy ra tại một khách sạn trên địa bàn TP Cà Mau đã khiến dư luận không khỏi đặt dấu chấm hỏi về tình người giữa lúc vụ việc đang xảy ra.

MH: MT

Ngày 15/11/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Xuân (56 tuổi, ngụ Phường 8, TP Cà Mau) về hành vi giết người. Ðối tượng này đã dùng gậy gỗ đánh chết chị T tại một khách sạn trên địa bàn TP Cà Mau. Ai nấy rùng mình vì thủ đoạn quá tàn ác và nhẫn tâm của hung thủ, nhưng sẽ càng sợ hãi hơn vì sự vô tâm của những người chứng kiến vụ việc. Thực tế, nếu có sự can ngăn kịp thời của những người thuê phòng trong khu vực khách sạn khi nghe tiếng kêu cứu của nạn nhân thì sự việc đáng tiếc có lẽ đã không xảy ra.

Theo dõi diễn biến của vụ việc qua clip được chia sẻ trên mạng xã hội, chị Trần Thị Bích Trâm, ngụ xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, bức xúc: “Thường khi thấy tai nạn hay đánh nhau ầm ĩ, nhiều người cũng có tâm lý rằng không phải chuyện mình nên né ra để tránh bị liên luỵ. Họ sợ công an đến sẽ phiền phức cho họ khi phải làm nhân chứng hay sợ bị kéo vào cuộc điều tra dây dưa mất thời gian. Ðàn ông còn sợ, nói chi phụ nữ như tôi. Tuy nhiên, khi thấy người đàn ông hung hăng như vậy và người bị hại không sức chống trả thì cần phải giúp. Nếu một người không dám thì nên rủ nhiều người cùng lại can ngăn hay khống chế. Còn không, cũng có thể gọi bảo vệ huy động thêm người lên cứu. Ðằng này lại đóng cửa im ỉm hết”.

Tâm lý sợ bị liên luỵ, sợ bị trả thù đã khiến nhiều người chọn cách ngó lơ hoặc bỏ đi thay vì can thiệp, giúp đỡ người bị nạn. Anh Trương Quốc Khánh, ngụ Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau, bày tỏ quan điểm: “Thường đám đông tập trung xem là do hiếu kỳ, chứ hiếm ai đứng ra giúp giải quyết câu chuyện lắm. Ai cũng sợ bị ghi thù, rồi bị trả thù. Vì lúc đánh nhau, không ai có thể bình tĩnh phân biệt đúng sai, không còn nghe người khác phân tích thiệt hơn, họ nghĩ tiêu cực, cho rằng người can ngăn là cùng phe với đối thủ thì máu hăng càng tăng. Bản thân người can sẽ dễ bị thiệt thòi, xui hơn nữa là chịu thương tích”.

Ngoài sự hoang mang và nỗi sợ vạ lây, đa phần người qua đường cũng chọn cách bỏ qua những vụ xô xát ẩu đả mang tính nghiêm trọng là vì không rành pháp luật. Chị Nguyễn Thị Thu Hà, ngụ Khóm 5, Phường 5, cho biết: “Can ngăn đánh nhau nhưng pháp luật có bảo vệ mình không? Ví dụ như khi mình khuyên cả hai nhưng xảy ra sự cố ngoài ý muốn, lúc đó chỉ cần một bên nói mình tiếp tay cho bên kia thì có phải mình gặp rắc rối không? Ai cũng có công ăn việc làm, đâu có thời gian rảnh mà lên công an mỗi ngày để làm rõ sự việc. Chưa kể, nếu xui chứng kiến những vụ án mạng thì ai bảo vệ quyền lợi cho người can ngăn. Nếu người giúp đỡ là viên chức lại dính vào những vụ như thế lại càng vướng nhiều giấy tờ giải trình. Nói thật lòng, muốn giúp nhưng nghĩ tới nhiều thứ phát sinh, tôi nghĩ mọi người cũng cân nhắc và ngán lắm”.

Không riêng vụ việc thương tâm của chị T, thời gian gần đây có rất nhiều vụ xô xát, cãi vã xảy ra và mặc nhiên, người xem thì nhiều nhưng người đứng ra giúp đỡ thì ít. Ðây có thật sự là sự vô cảm trước nỗi đau của người khác, hay sợ can ngăn sẽ mang hoạ vào thân?

Phóng viên báo Cà Mau có buổi trao đổi với Luật sư Lê Thanh Thuận, Trưởng đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau, về vụ việc chị T bị hung thủ đánh tử vong tại khách sạn. Luật sư Thuận nhìn nhận: “Tôi cũng rất bức xúc trước sự vô cảm của những người chứng kiến hôm đó. Theo camera an ninh của khách sạn ghi lại, những người ở phòng kế bên khi nghe tiếng kêu cứu có mở cửa ra xem nhưng rồi thấy hung thủ điên cuồng lại có hung khí nên ai cũng chọn biện pháp an toàn là đóng cửa phòng lại, trong khi người phụ nữ yếu đuối thoi thóp mong được giúp đỡ. Tôi cho rằng đây là sự vô cảm đến đáng sợ giữa người với người trong thời buổi hiện nay”.

Theo Luật sư Thuận, không nhất thiết là phải nhảy vào can ngăn khi hung thủ có cầm hung khí (có thể vào can nếu nắm chắc khả năng khống chế được đối tượng), nhưng bằng hình thức nào đó, như chạy gọi bảo vệ, điện thoại xuống quầy tiếp tân thông báo, thậm chí gọi báo công an... bằng hình thức nào nhanh nhất có thể để can ngăn việc hành hung. Nhưng không, qua camera cho thấy, hung thủ đánh đến mệt mỏi, ngồi nghỉ, rồi đánh tiếp, nhưng trong khoảng thời gian đó vẫn chưa có một ai đến để can thiệp! Chính sự vô tâm, vô tình của những người chứng kiến đã khiến cho một sinh mạng phải ra đi mãi mãi.

Luật sư Thuận cho biết, theo pháp luật Việt Nam, việc chứng kiến tội phạm, hoặc không cứu giúp người khác gặp nguy hiểm đến tính mạng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ theo Ðiều 390 Tội không tố giác tội phạm, quy định tại Bộ luật Hình sự 2025, sửa đổi bổ sung 2017: Nếu chứng kiến tội phạm giết người nhưng không tố giác thì người chứng kiến có thể bị xử lý về tội không tố giác tội phạm với mức phạt lên đến 3 năm tù. Tội không cứu giúp người khác đang ở trạng thái nguy hiểm đến tính mạng có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Và ngược lại, khi cứu giúp người khác mà bản thân gặp nạn thì pháp luật sẽ bảo vệ cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế, không biết vì thiếu hiểu biết pháp luật hay ngại va chạm mà con người càng vô cảm trước những sự việc đau lòng. Sự vụ của chị T gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, kêu gọi mọi người đừng vô cảm trước những sự việc xảy ra xung quanh mình mà hãy mạnh mẽ giúp đỡ người khác, những người trong tình trạng yếu thế. Ðó không chỉ giúp người, mà đó còn là tình người với nhau./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Làn gió mới đang về

Sắc thái văn hoá cộng hưởng

(CMO) Tỉnh Cà Mau có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Mỗi dân ...

  • Hiệu quả kép lộ nông thôn
  • Mùa gặt
  • Ðột phá năm bản lề
  • Ký ức yêu thương
Tin Nổi Bật

Khẩn trương, nghiêm túc làm việc sau nghỉ Tết

“Mắt biển”

Đất Mũi không xa

Kỳ tích xuất khẩu thuỷ sản

Kinh tế trên đà phục hồi và phát triển

“Cà Mau Niềm tin - Khát vọng"

Ðộng lực để Cà Mau bứt phá, vươn lên

Tết quê giữa phố

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Du lịch - Thể thao
  • liên hệ quảng cáo
  • Văn hoá

© 2005 - 2023 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Phó tổng biên tập phụ trách: Ngô Minh Toàn
  • Phó tổng biên tập: Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com